Thứ Sáu, 12/10/2012 18:01

Tôi đi “buôn”… tiền

Những đồng tiền cổ, tiền giấy không lưu hành, những tờ tiền có số seri đẹp đang được săn lùng ráo riết. Nhất là mới đây khi có thông báo tiền cotton 10.000 đồng, 20.000 đồng sắp bị “khai tử” đã xuất hiện nhiều người tìm mua. Đằng sau thú “săn” tiền đó là gì?. Loạt bài “Tôi đi “buôn”… tiền” sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về thú sưu tầm… “mua rẻ bán đắt” này.

Bài 1: Thú “săn” tiền …

Địa điểm của họ là những quán cà phê cổ kính, đa phần họ đều còn rất trẻ tuổi và rất mê thú chơi tiền. Cứ mỗi tháng cuối tuần họ lại ngồi quây quần bên nhau và cùng chiêm ngưỡng thành quả và trao đổi những đồng tiền cổ, tiền giấy vừa “săn” được. Phía sau thú “săn” tiền là cả một nghệ thuật đầy tốn kém và kỳ công.

Nhiều người có thú vui sưu tập tiền

Trong những ngày gần đây, thông tin NHNN ra quyết định ngừng lưu thông loại tiền cotton mệnh giá 10.000 đồng và 20.000 đồng và kể từ ngày 1/1/2013, đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Trong giới trẻ đã bắt đầu đổ xô tìm kiếm “hoa hậu” tờ tiền cotton đem lại may mắn, mệnh giá 10.000 đồng và tờ 20.000 đồng.

Qua một người bạn giới thiệu, cuối cùng tôi cũng gặp được H, một tay sưu tầm và bán tiền cổ, tiền giấy khá tiếng tăm ở đất Hà thành. H tham gia các câu lạc bộ và các diễn đàn sưu tập “tiền”, theo lời H thì đó là những hội “mê”… tiền cổ, tiền giấy và coi đó là một thú vui đầy nghệ thuật.

Để có những câu chuyện thú vị về thú sưu tập tiền tôi đã phải chi trả cho một buổi “nhậu” tới bến. Sau vài ly làm quen, H cũng mở lòng tâm sự chuyện đời, chuyện nghề, khi tôi ngỏ lời muốn được gặp các “chiến hữu” của H với lý do có thêm kinh nghiệm bởi tôi bảo tôi mới bước vào nghề sưu tầm tiền, H nhận lời ngay: “việc gì chứ việc ấy đơn giản, nhưng nghề này cũng khá phức tạp đấy, không cẩn thận là bị lừa như chơi…”.

Nói rồi H “móc” điện thoại ra “alo”, sau một lúc H cho biết: “tất cả đã đều được thông báo, sáng sớm ngày mai hẹn gặp ở quán cà phê trên phố…”.

Sáng hôm sau như đã hẹn, tôi cùng H đến quán cà phê nhỏ cổ kính trên phố… đây là nơi tụ tập của “dân chơi tiền” vào mỗi chủ nhật cuối tháng. Tại đây, có 10 nam thanh niên đã ngồi sẵn, họ đều còn khá trẻ và nhìn trí thức, mỗi người đều có một bộ tiền cổ, tiền giấy khá đồ sộ được cất giữ cẩn thận trong các quyển album mang theo.

Cùng quây quần quanh chiếc bàn nhỏ trải khăn trắng tinh để trang trọng những đồng tiền cổ, tiền giấy Việt Nam và các loại tiền khác của nhiều nước trên thế giới, họ nhâm nhi ly cà phê rồi cùng ngắm nghía bàn luận… thi thoảng lại ồ lên, chỉ trỏ và xuýt xoa trước một đồng tiền đẹp, hiếm, đồng tiền có số seri “độc” nào đó được khổ chủ đưa ra giới thiệu, quảng bá…

Tôi được H giới thiệu với mọi người, tin tưởng bậc đàn anh, các anh chàng đều tỏ ra thích thú và đưa ra một vài tờ tiền quý từ bộ sưu tập tiền mở lòng giới thiệu với tôi. Họ hào hứng kể với tôi về thú “chơi” tiền đầy kỳ công.

H, vốn là nhân vật lão làng nhất trong hội lên tiếng: thú chơi tiền điều kiện đầu tiên là thích và mê… kế đó là có hiểu biết, sau đó là phải có tiền, không có tiền không thể mua và sưu tầm những đồng tiền mình mong muốn, đó là luật.

“Chơi tiền không đơn thuần săn lùng tìm mua, trao đổi, vấn đề cốt lõi là phải hiểu, thấy được cái “độc” đáo, cái “hay” của đồng tiền. Các hình ảnh, họa tiết, hoa văn trên tiền phải hiểu rõ, đặc biệt tiền sản xuất vào năm nào phải nắm được ngay… đã dính vào cái nghiệp này là phải đọc, phải tìm hiểu kỹ càng, am hiểu “văn chương” và lịch sử…”, H thổ lộ.

Quang, anh chàng to béo nhất trong nhóm có vẻ có nhiều kinh nghiệm về “săn” những đồng tiền cổ chia sẻ: thú chơi này không dành cho những người thiếu hiểu biết, nhất là dạng tiền cổ, mỗi thời đại đều có mỗi loại tiền và cách thức làm tiền khác nhau… Các triều đại như: Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, tiền đều được đúc khác nhau và tiền thể hiện những nét đặc thù về cuộc sống, sự hưng thịnh… tất cả đều có những thể hiện riêng, nếu không nắm được lịch sử các triều đại vua chúa thì chẳng thể sưu tầm được tiền cổ… tiền càng cổ thì càng có giá trị cao, có đồng tiền cổ lên đến 5000 USD.

Theo Quang, không những tiền cổ trong nước, anh còn dày công tìm tòi, lùng sục trên mạng, qua người thân để tìm mua những đồng tiền không lưu hành và đang lưu hành ở trong nước và thế giới…

Thú chơi tiền thật đa dạng, mỗi người có một cách thức riêng sưu tầm để có những giá trị khác nhau… người sưu tầm tiền không lưu hành, người sưu tầm tiền theo từng biến cố lịch sử, theo số seri đẹp…

Tuấn, 21 tuổi, người gầy, nhìn rất trí thức với cặp kính cận khá dày hào hứng kể: với em, em chỉ “máu” sưu tầm các loại tiền giấy, các tờ tiền không lưu hành, hoặc đang lưu hành, nhưng tất cả số seri đều phải đẹp… vừa qua, em vừa gom được một số lượng lớn tiền cotton “hoa hậu” 10.000 đồng.

Hầu hết, dân chơi tiền đều cho rằng, việc bỏ công để kiếm được những đồng tiền cổ, tiền “độc” ngoài mất tiền đến vài nghìn USD thì trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay là không hề dễ dàng… để có được những đồng tiền bổ sung vào bộ sưu tập “giá trị”, dân chơi tiền có khi phải đánh đổi với một cái giá rất đắt…

Bài 2: Bị giăng bẫy

Hoàng Bá

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Một tháng sau cuộc “hôn nhân” SHB với Habubank (15/10/2012)

>   TPHCM: 9 tháng, kiều hối ước đạt 3 tỷ USD (15/10/2012)

>   Xử lý tài sản bảo đảm, “chủ nợ” vẫn cầm “đằng lưỡi“ (15/10/2012)

>   Rủi ro nợ ngân hàng, nhà đầu tư "hốt hụi chót" (15/10/2012)

>   ABBank ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu (12/10/2012)

>   Vi phạm tiền tệ - ngân hàng: Ngăn ngừa trước, xử phạt sau (15/10/2012)

>   MBB: Tháng 9, tăng trưởng tín dụng 10% (15/10/2012)

>   Thương hiệu Việt tan vỡ: Sự biến mất của Habubank (15/10/2012)

>   Cơ chế điều hành lãi suất qua “lăng kính” quan hệ Nhà nước - Thị trường (15/10/2012)

>   Đón dòng tín dụng từ Eximbank Mỹ (14/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật