Chủ Nhật, 21/10/2012 15:19

Kinh tế Vĩ mô Tuần 22 - 26/10: Sẽ lộ diện nhiều “khuất tất” qua kết quả thanh tra ngân hàng?

Không loại trừ khả năng các kết quả thanh tra sẽ gây ra xáo trộn lên thị trường tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ở góc nhìn toàn cục về trung và dài hạn, thì đây là “liều thuốc đắng giã tật” cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngân hàng: “Cục nợ” liên ngân hàng và Vàng sẽ bào mòn lợi nhuận quý 3?


I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Sẽ lộ diện nhiều “khuất tất” trong hệ thống ngân hàng?

Nhắc đến hệ thống ngân hàng trong nước, nhiều người sẽ liên tưởng đến một tập hợp nhiều vấn đề tồn đọng như nợ xấu, sở hữu chéo, rủi ro đạo đức, thiếu minh bạch thông tin… đã được tích tụ trong một thời gian dài trước đó.

Trong đó, vấn đề hiện được nhiều chuyên gia và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm là nợ xấu; bởi lẽ nó đã và đang gây ách tắc trên hệ thống ngân hàng cũng như kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Song song là việc giải quyết các ngân hàng yếu kém còn lại.

Cơ quan Thanh gia giám sát Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết sẽ công khai từng phần kết luận thanh tra ngân hàng vừa qua. Động thái này sớm được kỳ vọng sẽ bóc tách đầy đủ những vấn đề tồn động trong hệ thống ngân hàng.

Thực tế cho thấy, những kết quả thanh tra xung quanh sự kiện “bầu Kiên” bị bắt đã hé lộ khá nhiều những “khuất tất” trong hệ thống ngân hàng. Không loại trừ khả năng các kết quả thanh tra sẽ gây ra xáo trộn lên thị trường tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ở góc nhìn toàn cục về trung và dài hạn, thì đây là “liều thuốc đắng giã tật” cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII sẽ được khai mạc vào sáng 22/10 để xem xét, thảo luận, tìm nguyên nhân và đề ra những giải pháp liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, hoạt động ngân hàng... Rất có thể nhiều vấn đề nóng liên quan đến hoạt động thanh tra như sở hữu chéo, vượt trần lãi suất, rủi ro đạo đức… sẽ được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.

Ngân hàng: Kết quả kinh doanh quý 3 dự báo kém lạc quan

Chưa có nhiều ngân hàng thương mại niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý 3, nhưng dự báo sẽ là những số liệu không mấy tích cực. Lý do là:

(1) Hầu hết các ngân hàng đang “bí” đầu ra, đặc biệt là mảng tín dụng, vốn chiếm phần lớn lợi nhuận. Việc phải mua tín phiếu và trái phiếu chính phủ với lãi suất cực kỳ thấp đã minh chứng cho điều này.

(2) Chênh lệch lãi suất (spread) hoạt động tín dụng không còn lớn như trước khi lãi suất đầu ra bị khống chế mức trần và nhiều ngân hàng phải vượt trần lãi suất huy động để gia cố thanh khoản.

(3) Trước thực tế tình trạng nợ xấu chưa hề được cải thiện, nhiều ngân hàng đang phải trích lập thêm dự phòng rủi ro tín dụng. Đáng lưu ý là nay phải dự dự phòng cả đối với thị trường liên ngân hàng.

(4) Hoạt động kinh doanh chứng khoán bị ảnh hưởng bởi suy thoái trên thị trường. Nhiều ngân hàng có thể sẽ báo lỗ hoạt động kinh doanh vàng do giá vàng tăng cao và giá vàng trong nước chênh lệch rất nhiều so với thế giới, trong khi vẫn phải mua vào để bù đắp trạng thái vàng trước thời hạn 25/11.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI NỔI BẬT 

• Bộ Tài chính cho biết nếu công tác dự báo tốt sẽ giúp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từng tháng tăng một cách đều đặn hơn. Nguyên nhân khác được cho là sự phối hợp điều hành giữa các bộ, ngành, cũng như giữa trung ương với địa phương chưa nhịp nhàng.

Theo nguồn tin báo chí, từ nay đến cuối năm mức tăng CPI mỗi tháng khoảng 1%, tuy kịch bản điều hành giá vẫn chưa được hé lộ.

• Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ công khai từng phần các kết luận thanh tra ngân hàng, do lo ngại một số kết luận thanh tra công khai có thể sẽ làm đổ cả hệ thống.

Bản tin Kinh tế vĩ mô số 7 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có đề cập đến vấn đề cho phá sản các tổ chức tín dụng nếu hoạt động kém hiệu quả.

• Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến hết tháng 9/2012, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt 166.96 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, xuất khẩu đạt gần 83.55 tỷ USD, tăng 18.6% và nhập khẩu đạt 83.41 tỷ USD, tăng 6.1%.

Theo đó, Việt Nam đã xuất siêu 143 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2012.

• NHNN cho biết, từ đầu tháng 10 đến nay đã hai lần cấp phép gia công vàng móp méo và chuyển đổi vàng miếng các thương hiệu khác sang vàng miếng SJC, tổng cộng hơn 22,400 lượng.

Như vậy từ cuối tháng 9 đến nay, NHNN đã ba lần cấp phép chuyển đổi vàng miếng phi SJC cũng như gia công vàng móp méo, tổng cộng hơn 372,000 lượng.

• Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2012 đạt 7.7% so với cùng kỳ năm 2012, với tốc độ tăng trưởng ba quý chậm dần lần lượt là 8.1%, 7.6% và 7.4%. Theo đó, Trung Quốc đã giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2012 xuống còn 7.5%, so với con số 9.2% trong năm 2011.

Trong khi đó, lạm phát ở Trung Quốc trong tháng 9/2012 đã chậm lại còn 1.9%, đáp ứng mong muốn kiểm soát mức tăng giá cả nhưng phản ánh sự yếu kém tổng thể của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

• Các nhà lãnh đạo EU vừa nhất trí thành lập một cơ chế giám sát ngân hàng chung cho Eurozone, đặt nền tảng cho việc phát triển khung pháp lý nhằm cho phép Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng yếu kém.

Có vẻ như thỏa thuận này là một sự thỏa hiệp giữa Pháp và Đức vì trước đó hai quốc gia này bất đồng về lịch trình cũng như về số lượng ngân hàng ECB sẽ giám sát.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 15 - 19/10: Lại vượt trần lãi suất huy động USD vì vàng? (14/10/2012)

>   Kinh tế vĩ mô quý 4/2012 có gì lạc quan? (07/10/2012)

>   Tháng 10: Chiến lược đầu tư nào cho Chứng khoán và Vàng? (03/10/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 01 - 05/10: Toàn cảnh nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2012 (30/09/2012)

>   CPI tháng 9 đột biến và áp lực nào cho điều hành chính sách? (24/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 24 - 28/9: Lạm phát tháng 9 đi lên từ đáy? (23/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 17 - 21/9: Siết chặt thị trường liên ngân hàng (16/09/2012)

>   QE3: Hiểu thế nào cho đúng? (14/09/2012)

>   Kích thích kinh tế: Chứng khoán, vàng phản ứng thế nào? (13/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 10 - 14/9: Sẽ thực sự “mạnh tay” với bán khống? (09/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật