Chủ Nhật, 07/10/2012 15:54

Kinh tế Vĩ mô Tuần 08 - 12/10:

Kinh tế vĩ mô quý 4/2012 có gì lạc quan?

Liệu có thể kỳ vọng gì trong quý cuối cùng của năm 2012, vì tính ổn định của nền kinh tế vẫn đang có phần tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2011?

Toàn cảnh nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2012


I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Như đề cập trước đây, nền kinh tế 9 tháng đầu năm đã trải qua một giai đoạn trì trệ với nhiều thách thức chưa có tiền lệ. Trong bối cảnh đó, liệu có thể kỳ vọng gì trong quý cuối cùng của năm 2012, vì tính ổn định của nền kinh tế vẫn đang có phần tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2011.

Thứ nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 (YoY) tuy đảo chiều tăng mạnh lên 6.48%, nhưng thấp hơn nhiều so với con số 22.42% cùng thời điểm năm trước. Theo đó, áp lực lạm phát sẽ gia tăng trở lại trong các tháng cuối năm 2012, nhưng ở góc nhìn lạc quan thì vẫn không đáng kể so với cuối năm 2011.

Chúng tôi dự đoán các chính sách “nới lỏng” kinh tế vẫn sẽ được tiếp tục duy trì, đi cùng với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang thực hiện.

Thứ hai, tỷ giá liên tục được giữ ở mức ổn định 20,828 VNĐ/USD từ đầu năm 2012 đến nay nhờ vào dự trữ ngoại hối cải thiện và trạng thái dương của cán cân thanh toán tổng thể.

Dữ liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy cán cân thanh toán tổng thể quý 2/2012 thặng dư 2.169 tỷ USD; so với con số thặng dư 3.373 tỷ USD trong quý 1/2012.

Giá vàng thế giới ổn định trong hơn 7 tháng đầu năm đã góp phần bình ổn thị trường hàng hóa này; và theo đó, không tạo ra sức ép đáng kể nào cho thị trường ngoại hối như cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự nổi sóng trở lại của giá vàng thế giới trong hơn 2 tháng gần đây đã đẩy giá vàng trong nước và mức chênh lệch liên tục tăng cao. Hiện tượng này được nhìn nhận là đã và đang gây sức ép không nhỏ lên tỷ giá USD/VNĐ.

Như vậy, nếu xu hướng tăng của giá vàng tiếp tục duy trì như hiện nay cộng thêm nhu cầu ngoại tệ cuối năm nhiều khả năng sẽ đẩy tỷ giá USD/VNĐ tăng lên, nhưng không đáng kể nhờ dự báo tích cực của cán cân thanh toán tổng thể cả năm 2012.

Thứ ba, sức khỏe hệ thống ngân hàng tuy vẫn còn nhiều bất ổn, nhưng đã cải thiện đáng kể so với thời điểm cùng kỳ năm khi mà cả hệ thống “xáo trộn” vì thanh khoản. Mặt bằng lãi suất đã thấp tương đối và sự ổn định các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là những minh chứng rõ nét.

Đáng lưu ý là tại thời điểm đầu quý 4/2012, tình trạng khó khăn thanh khoản ở nhiều ngân hàng đã xuất hiện trở lại (một phần do tính mùa vụ cuối năm) kéo mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, và nhiều ngân hàng vẫn đang âm thầm “lách trần” lãi suất huy động.

Cũng phải thừa nhận rằng hiện nút thắt lớn nhất của hệ thống ngân hàng là nợ xấu – một vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT 

• Trong báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á 2012, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 của Việt Nam xuống còn 5.1% trước khi tăng lên 5.7% trong năm 2013.

Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, ADB từng đưa ra nhận định, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam có thể đạt mức 5.7% và sẽ tăng lên 6.2% trong năm 2013.

• Trong báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam tháng 10/2012, ngân hàng HSBC dự báo lãi suất chính sách trên thị trường mở (OMO) sẽ duy trì ở mức 8%, lạm phát toàn phần giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.

Trước đó, HSBC cũng công bố chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 9 đạt 49.2 điểm, cải thiện nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn cho thấy các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất tiếp tục xấu thêm.

• Bộ Công thương dự báo nhập siêu trong năm nay sẽ ở mức 1-1.5 tỷ USD, trong khi 9 tháng đầu năm xuất siêu 34 triệu USD.

• Ngày 05/10, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh 0.3% xuống 7.8% trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng tạo thêm 114,000 việc làm cho nền kinh tế trong tháng qua.

Số liệu điều chỉnh cho thấy số việc làm được tạo ra trong hai tháng 7 - 8 cao hơn 86,000 so công bố ban đầu.

• Giá vàng thế giới đã quay đầu giảm khá mạnh sau số liệu lạc quan trên thị trường lao động Mỹ, trước nhận định các gói kích thích kinh tế sẽ không được thực hiện mạnh mẽ khi nền kinh tế nước này có dấu hiệu cải thiện.

• Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa quyết định tiếp tục duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức 0 – 0.1% và giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản ở mức 80,000 tỷ Yên (1,020 tỷ USD) hiện nay sau khi tăng quỹ vốn này lên 10,000 tỷ Yên tại cuộc họp diễn ra vào ngày 19/9.

Trước đó, ngày 04/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục 0.75%.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Tháng 10: Chiến lược đầu tư nào cho Chứng khoán và Vàng? (03/10/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 01 - 05/10: Toàn cảnh nền kinh tế 9 tháng đầu năm 2012 (30/09/2012)

>   CPI tháng 9 đột biến và áp lực nào cho điều hành chính sách? (24/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 24 - 28/9: Lạm phát tháng 9 đi lên từ đáy? (23/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 17 - 21/9: Siết chặt thị trường liên ngân hàng (16/09/2012)

>   QE3: Hiểu thế nào cho đúng? (14/09/2012)

>   Kích thích kinh tế: Chứng khoán, vàng phản ứng thế nào? (13/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 10 - 14/9: Sẽ thực sự “mạnh tay” với bán khống? (09/09/2012)

>   HAG: Áp lực dòng tiền tiếp tục đè nặng đến bao giờ? (11/09/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 4 - 7/9: Thấy gì từ số liệu kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm 2012? (03/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật