Thứ Hai, 03/09/2012 13:06

Kinh tế Vĩ mô Tuần 4 - 7/9: Thấy gì từ số liệu kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm 2012?

Đánh giá bức tranh nền kinh tế qua số liệu kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm 2012 vừa được công bố. 

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

Tính đến thời điểm này, nền kinh tế đã đi được 2/3 chặng đường của năm 2012. Bên cạnh những thành quả đạt được trong việc ổn định lạm phát, tỷ giá… thì số liệu về sản xuất công nghiệp, chỉ số hàng tồn kho, xuất nhập khẩu… cho thấy tình trạng trì trệ của nền kinh tế chưa được dỡ bỏ hoàn toàn.

(1) Lạm phát đã được kiềm chế khá nhanh trong gần một năm trở lại đây. So với mức đỉnh của chỉ số giá tiêu dùng (CPI – YoY) trong tháng 8/2011 là 23.02%, thì CPI trong tháng 8/2012 đã giảm mạnh xuống chỉ còn 5.04%.

Trên cơ sở đó, việc kéo giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian qua được thực hiện triệt để và thực chất hơn.

Tính đến ngày 16/08 đã có 75.4% các khoản vay cũ giảm lãi suất xuống dưới 15%, chỉ còn 24.6% các khoản vay có mức lãi suất trên 15%. 

Riêng khu vực TPHCM, giảm lãi suất cho vay đối các khoản vay cũ về dưới 15% đạt 579,307 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư nợ. Số dư còn lại chưa điều chỉnh giảm chủ yếu là nợ xấu, vay trung dài hạn, vay bất động sản, vay tiêu dùng và vay đầu tư chứng khoán.

(2) Tỷ giá USD/VNĐ đã được giữ ổn định trong suốt thời gian dài từ đầu năm 2012 đến nay. Bên cạnh những nhân tố khách quan, định hướng giữ biến động tỷ giá 2 – 3% của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định thị trường ngoại hối.

Thông tin trước đó cho thấy dự trữ ngoại hối tính đến cuối tháng 6/2012 ước tính đạt hơn 19 tỷ USD, tương đương với khoảng 10 tuần nhập khẩu. Dự báo con số dự trữ ngoại hối có thể đạt 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2012.    

(3) Nhập siêu trong 8 tháng đầu năm 2012 ở mức rất thấp là 62 triệu USD, bằng 0.08% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Đây là một trong những lý do giúp “giải tỏa” áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mức độ nhập siêu quá thấp so cùng kỳ các năm cũng phần nào giải thích được sự trì trệ của hoạt động sản xuất trong nước. 

(4) Tính chung 8 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 4.7% so với cùng kỳ năm trước. Với tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP, mức tăng trưởng khá khiêm tốn của sản xuất công nghiệp phát đi tín hiệu không mấy khả quan về tăng trưởng GDP thực hiện cả năm 2012, so với con số mục tiêu 6 – 6.5%.

(5) Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/08 của ngành công nghiệp chế biến tiếp tục tăng 20.8% so với cùng thời điểm năm 2011, và cao hơn con số 17.8% ở thời điểm năm trước. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như sản xuất phân bón và hợp chất ni-tơ, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản…

Điểm tích cực là chỉ số tồn kho đang có xu hướng giảm dần, từ mức đỉnh 34.9% trong tháng 3 giảm xuống lần lượt 32.1%, 29.4%, 26%, 21% trong các tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, và đến tháng 8 giảm xuống còn 20.8%. 

(6) Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/08 ước đạt 418.5 ngàn tỷ đồng, bằng 56.5% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước trong giai đoạn này là 534 ngàn tỷ đồng, bằng 59.1 % dự toán năm.

Như vậy, bội chi ngân sách đến thời điểm này là 115.5 ngàn tỷ đồng, bằng 82.4% con số dự toán năm 2012 (140.2 ngàn tỷ đồng).

Có thể thấy mục tiêu bội chi ngân sách là 140.2 ngàn tỷ đồng, hay 4.8% GDP sẽ khó đạt được trong năm 2012, khi mà tăng trưởng kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan và Chính phủ đang phải mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng.

(7) Dòng vốn FDI đăng ký từ đầu năm đến thời điểm 20/08 đạt 8.5 tỷ USD, bằng 66.1% so với cùng kỳ năm 2011; tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Vốn FDI thực hiện trong thời gian trên là 7.3 tỷ USD, giảm 0.3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài những yếu tố khách quan về tình hình kinh tế thế giới, thì sự sụt giảm trong nguồn vốn đăng ký cũng cho thấy mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước đã bị giảm sút đáng kể so với thời gian trước đây.

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC NỔI BẬT 

• Ngày 30/08, Standard & Poor's thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở mức “B+” với triển vọng “ổn định”.

• Theo dữ liệu của Bloomberg, trong 4 ngày đầu tuần, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở 9,464 tỷ đồng và hút về 21,759 tỷ đồng; tức hút ròng về 12,195 tỷ đồng.

Mức hút ròng khá mạnh của NHNN đi kèm với sự hạ nhiệt trên thị trường liên ngân hàng cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dần trở lại ổn định sau các sự kiện vào tuần trước.

• Từ 18h ngày 28/08, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, xăng RON92 sẽ thăm thêm 650 đồng/lít, lên mức 23,650 đồng/lít; các loại dầu tăng từ 300 – 450 đồng/lít.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn 500 đồng/lít đối với xăng, và 300 đồng/lít, kg đối với các loại dầu. Các mức thuế vẫn giữ như quy định hiện hành.

Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối kiến nghị tăng 1,200 đồng/lít xăng.

Như vậy, với mức tăng 650 đồng/lít và mức ”xả” Quỹ bình ổn 500 đồng/lít đối với xăng, thì mức tăng này gần sát với mức giá đề xuất của các doanh nghiệp.

• Trong bài phát biểu trước các thống đốc ngân hàng trung ương và chuyên gia kinh tế tại Jackson Hole (Wyoming), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho rằng sự trì trệ của thị trường lao động Mỹ là một vấn đề đáng lo ngại và Fed sẵn sàng sử dụng thêm các biện pháp nới lỏng định lượng (QE) nếu cần thiết.

Dự kiến hai tuần nữa Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ nhóm họp và quyết định liệu việc mở rộng gói kích thích kinh tế kỷ lục của Fed có cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng.

• Theo số liệu do Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 30/8, chỉ số niềm tin kinh tế tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm từ 87.9 điểm trong tháng 7 xuống 86.1 điểm trong tháng 8.

Đây là tháng giảm thứ sáu liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009, trong bối cảnh các nền kinh tế chủ chốt ở Bắc Âu chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ kéo dài.

Trong tháng 9 này, bộ ba ECB-EC-IMF sẽ công bố báo cáo đánh giá về Hy Lạp, tòa án hiến pháp Đức công bố quyết định về việc phê chuẩn Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) và hiệp ước tài khóa,…

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 27 - 31/08: Bơm mạnh tiền qua OMO, hệ thống ngân hàng ổn định trở lại (26/08/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 20 - 24/08: Kéo giảm lãi suất, rồi sao nữa? (19/08/2012)

>   QCG: Đối đầu với thách thức chưa có tiền lệ, dù ghi nhận lợi nhuận (14/08/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 13 - 17/08: Giảm thuế nhập khẩu hay tăng giá bán lẻ xăng dầu? (12/08/2012)

>   VCB: Tín dụng tăng trưởng, nhưng hiệu quả đang thụt lùi mạnh (07/08/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 06 - 10/08: Huy động vốn lại có dấu hiệu khó khăn, vì đâu? (05/08/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 30/7 - 03/8: CPI giảm, sẽ giảm tiếp trần lãi suất huy động? (29/07/2012)

>   Giải cứu nợ xấu: Làm gì để không bị phê phán như TARP? (30/07/2012)

>   VIG: Đã có dấu hiệu “đuối sức” toàn diện? (25/07/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 23-27/7: Cạnh tranh huy động vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cuối năm 2012? (22/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật