Chủ Nhật, 29/07/2012 17:32

Kinh tế Vĩ mô Tuần 30/7 - 03/8: CPI giảm, sẽ giảm tiếp trần lãi suất huy động?

Chênh lệch dương khá lớn giữa trần lãi suất huy động 9% và CPI 5.35% là cơ sở của nhiều lập luận cho rằng NHNN sẽ sớm kéo giảm trần lãi suất huy động. 

I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC

CPI tháng 7 tiếp tục giảm, nhưng có thể tăng trở lại từ tháng 8

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 cả nước giảm thêm 0.29% so với tháng trước, và còn tăng 5.35% so với cùng kỳ năm 2011.

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm và lần sau còn giảm mạnh hơn lần trước. Tháng 6, CPI được công bố giảm 0.26% so với tháng 5 và tăng 6.9% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, CPI theo tháng trong thời gian tới được dự báo sẽ tăng trở lại vì:

(1) Đợt tăng giá điện vào đầu tháng 7 và tăng giá xăng dầu 300 – 400 đồng/lít vào tối ngày 20/7 sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng tháng 8.

(2) Các yếu tố thời vụ như mùa tựu trường, mưa bão ở các tỉnh miền Trung … sẽ ảnh hưởng đáng kể đến CPI những tháng tới.

(3) Chính sách tiền tệ mở rộng và đầu tư công được thúc đẩy kể từ cuối tháng 6 sẽ có tác động lan tỏa, giúp gia cố lực cầu nền kinh tế và cải thiện tăng trưởng.

Chúng tôi dự báo đà tăng trưởng của nền kinh tế cũng sẽ khởi sắc hơn từ tháng 8.

Giảm trần lãi suất huy động và những vấn đề cần cân nhắc?

CPI tháng 7 chỉ còn tăng 5.35% so với cùng kỳ năm 2011 và khiến cho trần lãi suất huy động  9%/năm chênh lệch dương khá lớn. Đây là cơ sở của nhiều lập luận cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ sớm kéo giảm trần lãi suất huy động trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định thì việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động và mức độ giảm sẽ cần phải cân nhắc một số vấn đề sau:

(1) Mức chênh lệch lãi suất huy động bằng USD và VND ngày càng thu hẹp, khiến cho việc nắm giữ đồng USD trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, không loại trừ khả năng tỷ giá sẽ có những biến động nhất định trong thời gian còn lại của năm.

(2) Tỷ suất lợi nhuận của kênh tiền gửi tiết kiệm bằng VND ngày càng sụt giảm sẽ ít nhiều khiến nhà đầu tư không mặn mà với việc huy động vốn của NHTM. Theo đó, sự khan hiếm tiền đồng sẽ lại gây khó khăn cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ.  

(3) Chính sách tài khóa nới lỏng đang được đồng loạt triển khai sẽ gây áp lực không nhỏ lên diễn biến của lạm phát trong thời gian tới.  

II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC NỔI BẬT 

• Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, tính đến ngày 20/7, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 6.25 tỷ USD, bằng 99.2% so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký đạt 8.03 tỷ USD, chỉ bằng 66.9% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu trong thu hút vốn FDI với tổng giá trị 5.5 tỷ USD, chiếm 68.5% tổng vốn FDI đăng ký (bao gồm cả đăng ký mới và đăng ký thêm); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút được 1.6 tỷ USD, chiếm 20.1%.

• Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, kim ngạch hàng xuất khẩu ước khoảng 9.6 tỷ USD, và hàng nhập khẩu khoảng 9.5 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu trong tháng ước tính 100 triệu USD.

Tính chung 7 tháng, nhập siêu toàn nền kinh tế chỉ còn 58 triệu USD, tương đương chưa đến 0.1% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

• Nguồn thông tin từ NHNN cho biết dự kiến đầu tháng 8/2012 sẽ ban hành quy định mới thay thế quy định hiện hành về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Mục tiêu của việc đưa ra quy định mới về phân loại nợ là nhằm đảm bảo theo đúng thông lệ quốc tế.

• Ngân hàng ANZ nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2012 sẽ tích cực hơn nhờ vào những tác động tích cực của chính sách cắt giảm lãi suất.

Dự báo tăng trưởng cả năm vẫn ở mức 5.5%, không thay đổi so với dự báo đưa ra lần trước. NHNN có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong tương lai gần do những rủi ro suy giảm tăng trưởng GDP còn tồn tại.

• Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi khẳng định các quan chức của ngân hàng này sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn sự sụp đổ của Eurozone và đà leo thang của lợi suất trái phiếu Chính phủ.

Trong khi đó, Citigroup vừa nâng ước tính về khả năng Hy Lạp rời Eurozone trong vòng 12-18 tháng tới từ 50-75% lên khoảng 90% do tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài của nước này và tác động lây lan lên toàn khu vực.

Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Giải cứu nợ xấu: Làm gì để không bị phê phán như TARP? (30/07/2012)

>   VIG: Đã có dấu hiệu “đuối sức” toàn diện? (25/07/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 23-27/7: Cạnh tranh huy động vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cuối năm 2012? (22/07/2012)

>   DLG: Khai khoáng có giúp duy trì lợi nhuận 2012? (19/07/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 16 - 20/7: Mừng hay lo với nhập siêu 6 tháng thấp kỷ lục? (15/07/2012)

>   Giải cứu nợ xấu: Những bài học từ TARP của Mỹ (16/07/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 9 - 13/7: Yêu cầu hạ lãi suất cho vay về 15% và “ẩn dụ” chính sách (08/07/2012)

>   Khủng hoảng châu Âu: Vì đâu “ngổn ngang trăm mối tơ vò”? (06/07/2012)

>   GDP quý 2 và phản ứng chính sách, triển vọng tăng trưởng cuối năm 2012 (02/07/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 25 - 29/06: CPI tháng 6 đã là đáy? (24/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật