Thứ Ba, 18/09/2012 19:31

Góc nhìn 19/09: Lại vì bầu Kiên!

Không chỉ nhà đầu tư mà ngay cả các công ty chứng khoán đều lo ngại về những tín hiệu xấu trên thị trường.

Khó lòng bứt phá

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Có vẻ như yếu tố CPI đã tác động mạnh hơn đến tâm lý thị trường. Hai sàn đột ngột giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều khiến các chỉ số đóng cửa với số điểm gần như thấp nhất phiên. Độ rộng thị trường tiêu cực với 98 mã tăng giá trong khi có đến 387 mã giảm giá trên cả hai sàn. Mức độ tham gia thị trường của nhà đầu tư nước ngoài chuyển biến tích cực so với các phiên trước, song chủ yếu phản ánh hoạt động tái cân đối danh mục của các quỹ ETF hơn là phản ánh mức độ quan tâm của khối này đối với TTCK Việt Nam đã tăng lên.

Tín hiệu tích cực của phiên này là thanh khoản cải thiện đáng kể, cho thấy nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi các mức giá hấp dẫn để gia nhập hơn là hoàn toàn rời bỏ thị trường. Tâm lý này của nhà đầu tư có thể giúp các chỉ số đứng vững trên các ngưỡng kháng cự, 380 đối với VN-Index và 55 đối với HNX-Index, song sẽ khó lòng giúp các chỉ số bứt phá mạnh.

Tiếp tục mất điểm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tháng 9 được công bố tăng 2,47% so với tháng 8. Đây là mức tăng đột biến so với mức tăng 0.57% trong tháng 8. Dù chỉ là mức giá của riêng một thành phố, thông tin này cũng khiến dấy lên tâm lý lo ngại CPI cả nước tháng 9 này sẽ tăng cao và do đó ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Thông tin xấu thứ hai trong ngày liên quan tới việc cơ quan điều tra khởi tố ông Nguyễn Đức Kiên về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông tin này là nguyên nhân khiến 2 sàn đổ dốc nhanh chóng trong phiên buổi chiều khi 2 cổ phiếu có liên quan là ACBEIB bị bán mạnh xuống giá sàn.

Những phiên vừa qua, thị trường chủ yếu được hỗ trợ từ việc các quỹ ETF mua vào một số mã bluechip như BVH, STB, VCB. Điều này mới chỉ tạm thời mang lại những tác động cục bộ, thị trường nói chung về căn bản vẫn tỏ ra khá yếu và thiếu động lực. Trong bối cảnh như vậy, những thông tin tiêu cực nêu trên có thể tiếp tục khiến thị trường mất điểm trong các phiên tới, đặc biệt là bên sàn HNX.

Không nên giải ngân

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Bên cạnh thông tin chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội đột ngột tăng mạnh, thị trường cũng dấy lên những hoài nghi về các nguyên nhân (chưa chính thức) khác có tác động tiêu cực hơn nhiều mới có thể khiến thị trường thay đổi đột ngột trạng thái giao dịch đến vậy.

Ngoài ra, việc lãi suất huy động đang manh nha tăng cao trở lại, thậm chí đã vượt trần ở một số ngân hàng dẫn đến một bộ phận nhà đầu tư quay trở lại tâm lý e dè, nặng nề hơn là chuyển hướng kênh đầu tư cũng là nguyên nhân khiến cho dòng tiền có nguy cơ bị hút ra khỏi thị trường thời điểm hiện tại.

Trong bối cảnh hiện hữu quá nhiều yếu tố chính thức lẫn phi chính thức có thể ảnh hưởng đến thị trường như hiện nay, AAS cho rằng việc nắm giữ một tỷ trọng lớn cổ phiếu hay mạo hiểm hơn là quyết định “xuống tiền” sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ngắn hạn mà đa phần là tiêu cực.

Chốt lời và theo dõi diễn biến mới

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): Mức tăng GDP của cả nước quý 3 (theo dự kiến của Bộ Tài chính ở mức 5.5 – 5.6%) là khá thấp so với cùng kì năm 2011 và 2010, và không gây bất ngờ đối với nhà đầu tư. Ngược lại, số liệu về mức tăng CPI tháng 9 tại Hà Nội (được công bố ở mức tăng tới 2.47% so với tháng trước, và tăng 9.24% so với cùng kỳ năm ngoái) là cao đột biến so với tháng 8 và có thể sẽ khiến dòng tiền tham gia thị trường trở nên thận trọng hơn trong những phiên sắp tới cho tới khi công bố CPI tháng 9 của cả nước.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index giảm mạnh phiên 18/09 tạo thành mô hình đảo chiều Bearish Engulfing ngay tại kháng cự 405, đồng thời dấu hiệu đảo chiều giảm cũng xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn và một số bluechips. Áp lực bán tăng mạnh đột ngột trong phiên cho thấy khả năng thị trường đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên HNX, phiên giảm đã đưa chỉ số sàn Hà Nội lại quay trở về xu thế giảm trước đó, hướng tới vùng hỗ trợ quanh 55 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn tạm thời chưa nên tham gia vào thị trường, đồng thời nếu trong danh mục có các mã cổ phiếu đã tăng mạnh trong tuần trước thì nên thực hiện chốt lời và tiếp tục theo dõi các diễn biến mới.

Tiếp tục thoái lui

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Áp lực bán xuất hiện đột ngột kéo theo hàng loạt các mã nhóm ngân hàng cũng như Bluechips đã đồng loạt giảm sàn khiến cho thị trường một lần nữa rơi vào trạng thái tiêu cực. Điển hình với một số mã như EIB, VCB, ACB đồng loạt giảm sàn với dư bán lớn đã tác động xấu đến diễn biến thị trường.

Nguyên nhân chính của hiện tượng bán tháo trong phiên được cho là xuất phát từ sự tác động bởi công bố chính thức CPI tháng 9 của thành phố Hà Nội tăng tới 2.47% so với tháng 8. Tâm lý đầu tư tỏ ra khá lo ngại với mức tăng cuả CPI trong bối cảnh cho phí đầu vào, giá xăng dầu tăng cao.

Chỉ số không thể vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh, xu thế giảm vẫn đóng vai trò chủ đạo chi phối biến động thị trường trong ngắn và trung hạn. Với tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định, thị trường thiếu lực đỡ từ các nhóm cổ phiếu lớn Bluechips thì khả năng cao các chỉ số sẽ tiếp tục thoái lui về các ngưỡng hỗ trợ dưới. Theo đó, nhà đầu tư nên thận trọng trong các phiên tới, khi không có sự hỗ trợ từ vĩ mô thì kịch bản phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ dưới sẽ cần được lưu ý.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Chiến lược giao dịch ngày 18/09/2012 (17/09/2012)

>   Góc nhìn 18/09: Trông chờ vào bluechips (17/09/2012)

>   Góc nhìn 17-21/09: Đà phục hồi khó duy trì (16/09/2012)

>   Phạt chậm trả cổ tức, không đơn giản! (15/09/2012)

>   Tự doanh CTCK bất ngờ gom bluechips! (16/09/2012)

>   Ông Phạm Hồng Sơn: An toàn giao dịch phải bắt đầu tư ý thức tuân thủ của CTCK (14/09/2012)

>   Góc nhìn 14/09: Có thể giải ngân dần (13/09/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 13/09/2012 (12/09/2012)

>   Góc nhìn 13/09: Giảm mạnh bị loại trừ nhưng giữ tiền mặt vẫn hơn (12/09/2012)

>   Góc nhìn 12/09: Thận trọng, kiễn nhẫn, tránh bắt đáy (11/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật