Thứ Hai, 13/08/2012 09:32

Vốn rẻ khó thông

Đã gần 1 tháng kể từ ngày NHNN yêu cầu giảm lãi suất các khoản vay cũ về 15%/năm, song diễn biến trên TTCK không có dấu hiệu lạc quan.

Trong cuộc trò chuyện với ĐTCK, Chủ tịch HĐQT một ngân hàng trong nhóm G12 cho rằng, chủ trương của NHNN rất khó đi vào thực tế, không công bằng và khiến thị trường méo mó hơn rất nhiều. Tại ngân hàng này, nhiều khoản huy động cũ có lãi suất cao đến 16-17%/năm, thời hạn gửi tiền kéo dài, cộng thêm chi phí cho trích lập dự phòng, chi phí hoạt động, nên nếu thực hiện đúng chủ trương trên, ngân hàng cầm chắc lỗ.

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, tiếng là con số lợi nhuận lớn, nhưng so với vốn bỏ ra, cổ đông ngân hàng được hưởng cổ tức chưa bằng tiền lãi tiết kiệm. Sẽ không khó hiểu vì sao giảm lãi suất đồng nghĩa với doanh nghiệp phải chịu thêm các khoản phí.

Vị này sau đó cũng chỉ ra bất cập tồn tại bấy lâu nay. Đó là hệ thống ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần mà Nhà nước nắm chi phối đã hưởng lợi lớn mà không có vai trò dẫn dắt thị trường, như sứ mệnh chúng được kỳ vọng. Chi phí vốn đầu vào của các ngân hàng quốc doanh thấp, Nhà nước rót vốn thể hiện bằng con số vốn điều lệ có chi phí vốn bằng 0, chưa kể các khoản tiền gửi lớn, lãi suất thấp của các tổ chức kinh tế quốc doanh, Kho bạc Nhà nước, trong khi đầu ra lại bằng ngân hàng dân doanh. Từ lâu sự khập khiễng ấy không được giải quyết.

Về phía các doanh nghiệp, từ tháng 7, diễn biến kinh doanh dường như khó khăn hơn nhiều so với các tháng trước. Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco cho biết, 6 tháng đầu năm, công nhân của các nhà máy trong hệ thống doanh nghiệp này vẫn làm đủ 26 ngày công, đến tháng 7, nhiều bộ phận chỉ còn cầm cự duy trì 11 ngày. Cuộc sống của hơn 5.000 lao động, phía sau họ là gia đình và những đứa trẻ, không phải bài toán dễ giải đối với vị Chủ tịch DBC. Với diễn biến như hiện tại, kế hoạch kinh doanh của Công ty nhiều khả năng không về đích. Một doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh còn vất vả nhường vậy, chuyện cả trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này đóng cửa hoặc phá sản cũng là điều dễ hiểu.

Tiếp cận vốn vay giá rẻ, theo quan điểm của Chủ tịch Dabaco, trong bối cảnh khó khăn của doanh nghiệp và ngân hàng hiện nay là khó thực hiện, cũng như không có mấy ý nghĩa với doanh nghiệp. Làm ra sản phẩm, không tiêu thụ được, vốn vay có lãi suất 8-9%/năm, doanh nghiệp cũng thờ ơ. Làm gì ở thời điểm này, có lẽ những doanh nghiệp có lợi nhuận để lại lớn như DBC còn khả năng để co kéo, hỗ trợ cho người lao động. Còn giải pháp để tăng sức cầu, Chủ tịch Công ty lắc đầu nói: “Chờ kinh tế sáng sủa hơn”.

Lo ngại trước viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, ngân hàng và cả doanh nghiệp vẫn đang chờ và hy vọng vào những chuyển biến tích cực trong điều hành từ Chính phủ. Trong thời gian chờ đợi, có lẽ giải pháp “tự thân vận động”, tự điều chỉnh, tự cân đối tài chính đang được các DN ưu tiên thực hiện trước.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   OCB xin được nâng hạn mức tín dụng lên 25-30% (13/08/2012)

>   'Vượt rào' lãi suất ngày càng trắng trợn (12/08/2012)

>   Giảm lãi vay: Ngân hàng, doanh nghiệp bất đồng chính kiến (12/08/2012)

>   Trả nợ thẻ tín dụng, vô ý sẽ “dính” đòn oan (11/08/2012)

>   MBB mở rộng điểm giao dịch thông trưa (11/08/2012)

>   Cạnh tranh huy động vốn vẫn “nóng” (11/08/2012)

>   “Máu chảy chậm”, nguy cơ “ủ bệnh” của nền kinh tế (11/08/2012)

>   “NIM của Vietinbank hiện ở mức 2-2,5%” (11/08/2012)

>   Tiêu cực tại ALCII: Hàng trăm tỉ đồng bốc hơi (11/08/2012)

>   Dịch vụ ngoại hối sẽ dần thu hẹp? (10/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật