Thứ Hai, 16/07/2012 21:17

Góc nhìn 17/07: Vẫn tin thị trường giảm

Nhiều công ty chứng khoán dường như đã đúng khi cho rằng thị trường chưa sự phục hồi. Sau phiên giảm điểm đầu tuần, các đơn vị này tiếp tục khuyên nhà đầu tư thận trọng và hạn chế tham gia mua vào.

 

Đứng yên và quan sát

CTCP Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS): Chỉ số hai sàn giảm vừa phải sau ba ngày tăng liên tục do áp lực chốt lời tăng và cả hai chỉ số đang gần các mức kháng cự.

Khối lượng giao dịch giảm đáng kể so với phiên trước. Mặc dù khối lượng thấp là đặc điểm nổi bật của xu hướng giảm, chúng tôi nhận thấy các phiên điều chỉnh trong giai đoạn đầu của xu hướng tăng cũng có đặc điểm này.

Chúng tôi cho rằng mặc dù các tín hiệu kỹ thuật có phần cải thiện, giá vẫn chưa chính thức bước vào xu hướng tăng mới.

Về cơ bản, chúng tôi cho rằng VN-Index chưa chính thức trở lại một xu hướng tăng ngắn hạn và cho rằng các nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi sự thể hiện của người mua ở khu vực phía trên 405 điểm trước khi mở vị thế mới.

Đánh giá của chúng tôi vẫn là các chỉ báo đang cho tín hiệu tốt hơn, mặc dù HNX-Index vẫn đang dao động dưới kháng cự quan trọng 72 điểm. Các nhà đầu tư chưa nên mở vị thế mua mới và nên chờ phản ứng tiếp theo của thị trường khi điều chỉnh chấm dứt…

Kỳ vọng nhóm cổ phiếu bluechips

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Số liệu chính thức về CPI tháng 7 của các tỉnh thành và cả nước sẽ bắt đầu được công bố từ cuối tuần. Tuy nhiên, trái với những tháng đầu năm, CPI suy giảm trong giai đoạn này có thể sẽ làm tăng thêm lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế. Do vậy, chúng tôi không kỳ vọng nhiều vào khả năng thông tin CPI sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho TTCK.

Áp lực bán đã bắt đầu tăng mạnh hơn, trong khi lực cầu tỏ ra thận trọng hơn ở các vùng giá cao. Đà tăng điểm cuối tuần trước của các chỉ số do vậy đã không thể duy trì, thanh khoản đồng thời giảm mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng trong phiên song mức độ tham gia của khối này khá thấp.

Về thông tin cơ bản, kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ được công bố nhiều hơn trong tuần này. Chúng tôi kỳ vọng kết quả khả quan đến từ nhóm cổ phiếu bluechips sẽ là yếu tố hỗ trợ VN-Index không giảm xa vùng điểm 410 – 415 hiện tại.

Chỉ là phiên điều chỉnh kỹ thuật

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp thì việc thị trường có sự điều chỉnh cũng là khá bình thường. Thanh khoản cũng đã giảm so với phiên thứ 6 tuần trước nhưng không bị rơi xuống mức quá thấp.

Một phiên giao dịch chưa đủ để xác định xu hướng thị trường, dù vậy mức giảm khá sâu của nhiều cổ phiếu cho thấy bên bán vẫn đang chiếm ưu thế tương đối rõ nét trong giai đoạn hiện tại. Tâm lý chốt lãi ngắn hạn có lẽ vẫn khá phổ biến khi mà chưa thực sự có thông tin hỗ trợ đủ mạnh đối với thị trường.

Về mặt phân tích kỹ thuật, 2 chỉ số đã chưa thể vượt qua được mức kháng cự quan trọng là 420 điểm (đối với VN-Index) và 72 điểm (đối với HNX-Index). Dù vậy cây nến phiên này chưa giảm quá mức “low” của cây nến phiên thứ 6 tuần trước, do đó vẫn có thể coi đây là phiên điều chỉnh kỹ thuật tạm thời, và cần theo dõi thêm diễn biến thị trường trong các phiên tiếp theo.

Do kịch bản vượt các mức kháng cự đã nêu chưa được thực hiện, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với thị trường.

Rủi ro với đầu cơ ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Chúng tôi lo ngại việc thị trường gặp khó khăn trong việc tiếp tục diễn biến tích cực khi thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh.

Việc thoái lui và không thể duy trì đà tăng quá 4 phiên đã diễn ra nhiều lần kể từ đợt suy giảm kéo dài từ cuối tháng 5 đến nay cho thấy, thị trường thực sự đang thiếu điểm tựa cũng như một sự dẫn dắt có định hướng của các cổ phiếu vốn hóa lớn, có tác động mạnh đến phần còn lại trên 2 sàn giao dịch.

Điều này khiến hoạt động đầu cơ ngắn hạn ẩn chưa khá nhiều rủi ro ở thời điểm hiện tại, đáng kể nhất là rủi ro thanh khoản khi thời hạn thanh toán T+3 vẫn chưa được áp dụng.

Thận trọng quan sát

CTCP Chứng khoán Woori CBV: Không một thông tin vĩ mô nổi bật được đưa ra trong ngày, thị trường trở nên thiếu sự hỗ trợ sau 3 phiên tăng điểm. Tâm lý mua giá cao khá dè dặt cũng khiến thanh khoản sụt giảm so với phiên giao dịch trước đó. Những nhóm ngành mạnh nhất như khoáng sản cao su cũng không thể hiện được sức mạnh như những phiên trước đó, và chỉ 1 vài cổ phiếu thuộc những nhóm ngành này giữ được đà tăng ở cuối phiên.

Về phương diện kỹ thuật, thị trường có 1 phiên giảm điểm đầu tiên sau 3 phiên nỗ lực tạo đà. Vì vậy sau phiên mua ngày cuối tuần trước, chúng tôi trở về trạng thái quan sát xem sự tiến triển của cổ phiếu hiện tại có vận động như dự đoán hay không, để có quyết định đóng hoặc tiếp tục mở vị thế mua. Đây là biện pháp cần thiết để bảo toàn vốn, và cũng là điều kiện tối thiểu khi tham gia vào lĩnh vực đầu tư.

Chúng tôi có khuyến nghị quan sát trong những phiên sắp tới, và chỉ mua tiếp khi thị trường tiếp tục tăng điểm.

Kịch bản hồi phục chưa bị phá vỡ

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Mặc dù đã có những tín hiệu khá tích cực được phát đi từ phiên hồi phục cuối tuần trước nhưng dòng tiền vào thị trường vẫn khá thận trọng, dè dặt khiến các chỉ số không thể duy trì đà tăng cho đến hết phiên giao dịch ngày 16/07.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index và HNX-Index đều đảo chiều giảm điểm trở lại khiến cho chuỗi phiên hồi phục của thị trường tạm thời bị ngắt nhịp.

Điểm tích cực là thanh khoản thị trường chỉ giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Ngoài ra, biên độ giảm của các chỉ số được thu hẹp về cuối phiên cũng giúp các mốc hỗ trợ ngắn hạn được giữ vững (ngưỡng 410 điểm của VN-Index và 69 điểm của HNX-Index), đồng thời cho khả năng thị trường sẽ tiếp tục được nâng đỡ trong ngắn hạn.

Kết hợp với những tín hiệu cho thấy thị trường đang tạo đáy ngắn hạn, thì chúng tôi cho rằng kịch bản hồi phục của thị trường chưa hoàn toàn bị phá vỡ. Tuy nhiên, do dòng tiền vào thị trường vẫn thiếu tích cực nên chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tham gia bắt đáy chỉ nên mua vào các mã cổ phiếu có tiểm năng tăng trưởng tốt, thanh khoản.

Viết Vinh tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 16-20/07: Chưa tin vào thị trường? (15/07/2012)

>   Góc nhìn 13/07: Chờ thêm tín hiệu tích cực hơn (12/07/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 12/07/2012 (12/07/2012)

>   Góc nhìn 12/07: Trông cậy vào thanh khoản (11/07/2012)

>   Thị trường chứng khoán đã hết mang tiếng là “sòng bạc”? (11/07/2012)

>   Góc nhìn 11/07: Cầu bắt đáy sẽ tăng? (10/07/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 10/07/2012 (10/07/2012)

>   Góc nhìn 10/07: Bi quan cực độ (09/07/2012)

>   “Xóa sổ” bớt công ty chứng khoán, không dễ! (09/07/2012)

>   Góc nhìn 09–13/07: Khả năng giảm vẫn còn (08/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật