Thứ Ba, 15/05/2012 09:11

Nhịp đập thị trường 15/05

Xu hướng tăng ngắn hạn đã bị phá vỡ?

Phiên giao dịch buổi chiều, chứng khoán tiếp tục bị bán tháo. VN-Index chính thức thủng ngưỡng 460 điểm mà không có cách nào quay lại. Thanh khoản nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận thì vẫn còn ở mức tương đương phiên trước.

Trên cả hai sàn đã có hơn 520 mã giảm giá, trong đó hơn 300 mã giảm kịch sàn.

Nhiều người bắt đầu nhắc đến ngưỡng hỗ trợ mới của thị trường tại 430 điểm của VN-Index và 72 điểm của HNX-Index.

Một chút níu kéo cuối phiên giúp VN-Index rút gọn mức giảm còn 14.04 điểm, tuy vậy đây vẫn là mức giảm “khủng” so với phiên trước và nằm ngoài sức tưởng tượng của nhà đầu tư. Chính số chính thức khép lại tại mức 455.65 điểm, tức giảm 2.99% so với tham chiếu.

Giao dịch toàn phiên đạt 97.21 triệu đơn vị, tương đương 1,575.54 tỷ đồng. Những cổ phiếu đầu cơ mặc dù giảm mạnh nhưng lượng mua vào cũng không nhỏ. Điển hình như SAM, IJC, SSI, VNE đều có từ vài triệu đơn vị được chuyển nhượng.

Hai cổ phiếu CTGVCB từng tăng kịch trần ở vài phiên trước đã đồng loạt giảm sàn ở cuối phiên này khi nỗ lực lôi kéo đã không còn tác dụng.

Sàn Hà Nội, HNX-index mất 2.03 điểm, tương ứng 2.57% xuống 76.81 điểm. Giao dịch đạt 78 triệu đơn vị, trị giá 806 tỷ đồng, giảm đáng kể so với phiên trước.

Một vài mã cổ phiếu còn giữ được giá như PVS, PSG, PVG, PVC, ACB… trong khi hàng trăm mã khác đều trong tình trạng bán đổ, bán tháo. Tổng tại HNX có 37 mã tăng giá vào cuối phiên.

Một vài mã tại sàn HOSE cũng có dấu hiệu tích cực như VSG, IDI, GDT, VFG, STB…tổng cộng 29 mã.

Theo nhận định của CTCK Kim Eng (KEVS), VN-Index và HNX-index đều đã xâm phạm hai mức hỗ trợ quan trọng. Do đó, xu hướng tăng giá thiết lập từ đầu tháng Tư của cả hai chỉ số đều đã bị đe dọa. KEVS cho rằng, cho rằng sau đợt giảm này, các phiên hồi phục kế tiếp là thời điểm tốt để giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu. 

Trong khi đó, một công ty chứng khoán khác cho biết, thị trường vẫn trong xu hướng tăng trung hạn, nhưng với lực bán mạnh như các phiên vừa rồi, thị trường sẽ mất khá nhiều thời gian để xác lập xu hướng cũ.  Công ty này cũng cho rằng nhà đầu tư nên bán cổ phiếu trong các phiên hồi phục để chờ mua lại ở mức giá thấp hơn.

Mất hẳn lực đỡ, cổ phiếu đồng loạt rơi tự do

Thị trường vẫn chưa thoát khỏi cơn lốc điều chỉnh. Một lần nữa, VN-Index lại giảm hơn 13 điểm và HNX-Index cũng bị đè tụt xuống dưới ngưỡng 77 điểm. Thanh khoản vẫn tăng trưởng khá chậm chạp.

Trong hơn 30 phút buổi chiều, chỉ có khoảng 300 tỷ đồng tham gia bắt đáy ở cả hai sàn. Thay vào đó, số lượng chứng khoán giảm giá đã lên đến trên 510 mã. Tiếp tục có thêm nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sàn như GMD, PVF, OGC, VSH, QCG, ITA, trước đó là BVH, KDC, DIG, CII, PVD. Bên cạnh đó, MSN, VIC đều có mức giảm khá mạnh.

13h32, VN-index rớt 13.06 điểm, tức 2.78%. Đến khoảng 13h40, VN-Index tụt thẳng xuống 455.47 điểm, tức mất 14.22 điểm (3.03%) so với tham chiếu.

Giao dịch lúc này đạt 85.77 triệu đơn vị, tương đương 1,373 tỷ đồng.

Thống kê trên cả hai sàn lúc này có gần 300 mã cổ phiếu giảm sàn, tức chiếm gần ½ số mã niêm yết trên thị trường.

HNX-Index rơi 2.04 điểm, tương ứng 2.59% xuống 76.8 điểm. Thanh khoản vào khoảng 60 triệu đơn vị, tương đương 616.57 tỷ đồng.

Một vài điể sáng le lói trên cả hai sàn là việc STBPVS giữ được mức tăng nhẹ. CMI, CMS, VDL, HCC, LHC vẫn tăng kịch trần với lệnh mua áp đảo.

Buổi sáng: Giảm sàn hàng loạt, cầu bắt đáy vẫn dè dặt

Thị trường cuối buổi sáng mặc có sự nhích nhẹ so với mức giảm sâu nhưng các ngưỡng hỗ trợ đều bị phá vỡ. Hàng trăm mã cổ phiếu tiếp tục giảm giá và thanh khoản duy trì ở mức khá thấp.

Tạm khớp buổi sáng, VN-Index giảm đến 9.7 điểm, tương ứng 2.07% xuống 459.99 điểm, giao dịch chỉ đạt 69.55 triệu đơn vị, tương đương 1,101 tỷ đồng, thấp hơn so với phiên trước.

EIB, SAM, MBB, PVT là những mã có giao dịch đạt trên 2 triệu đơn vị/mã. Trong đó, EIB, MBB tạm dừng tại mức tham chiếu.

Chỉ số HNX-Index cũng sụt giảm đến 1.39 điểm, tương ứng 1.76% xuống 77.45 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 47.8 triệu đơn vị, trị giá 493.43 tỷ đồng.

Những cổ phiếu lớn của sàn này như HBB, PVX, KLS, PVS, VND, SHB, VCG… có lực cầu nhất định nên mức giảm không lớn, nhưng có sự phân hóa đáng kể.

Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ vốn tăng giá mạnh lại bị nhà đầu tư bán tháo rất mạnh. Tổng cộng cả hai sàn có đến gần 480 mã giảm, trong đó có hơn 210 mã giảm kịch sàn.

Thống kê theo vốn hóa cho thấy, nhóm cổ phiếu Mid Cap giảm 2.35%, nhóm Small Cap giảm 2.66% và nhóm Micro Cap cũng sụt giảm đến 2.52%.

Thị trường mặc dù vẫn có nhiều  người thể hiện tâm lý lạc quan và chờ đợi cổ phiếu tiếp tục giảm để tham gia bắt đáy. Tuy nhiên, tâm lý bi quan và lo sợ áp lực giải chấp trên thị trường vẫn chiếm chủ đạo.

10h30: Phá tan ngưỡng hỗ trợ, VN-Index giảm hơn 12 điểm

Bất chấp những thông tin tốt về kinh tế dồn dập được công bố, việc tăng giá điện cũng được bác bỏ, thị trường vẫn ngày càng giảm mạnh. VN-Index thậm chí đục thủng ngưỡng hỗ trợ 460 điểm với hàng trăm mã giảm sàn.

Nhà đầu tư đang quay đầu bỏ chạy

Trong hơn 30 phút sau 10h00, thị trường rơi hết mức này đến mức khác. 10h34, VN-index giảm  10.84 điểm. Hai phút sau đó, chỉ số rớt 12 điểm, tức 2.55% xuống chỉ còn 457.69 điểm, một mức giảm đáng lo ngại đối với nhà đầu tư lạc quan nhất.

Thị trường có 241 mã giảm giá, trong đó gần 140 mã giảm kịch sàn, không kể cổ phiếu vốn hóa lớn hay nhỏ. Chỉ vỏn vẹn 22 mã tăng giá lúc này.

Giao dịch đạt trên 48 triệu đơn vị, tương đương 748 tỷ đồng. Nhà đầu tư rất hạn chế bắt đáy lúc này bởi rủi ro đang dâng cao hơn bao giờ hết.

HNX-Index cũng đang giảm đến 1.44 điểm, tức khoảng 1.83% xuống 77.4 điểm. Bảng điện tử cũng ngập tràn cổ phiếu giảm, và giảm sàn với tổng cộng 225 mã. Có 30 mã tăng giá.

Khối lượng giao dịch chưa đến 30 triệu đơn vị, trị giá gần 300 tỷ đồng, con số rất thấp, tương tự như giai đoạn trước Tết nguyên đán 2012.

10h00: Thị trường tiếp tục giảm điểm mạnh

Sau cú lội ngược dòng trong ít phút, thị trường lại bị đánh úp. Cổ phiếu giảm lại chiếm áp đảo. Các chỉ số lần lượt giảm mạnh về các ngưỡng hỗ trợ. Thanh khoản cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp.

Tính đến 10h00, VN-Index quay đầu giảm 7.81 điểm, tức 1.66% xuống 461.88 điểm. Trên bảng điện tử có đến 218 mã giảm giá, trong đó 94 mã giảm kịch sàn, tiêu biểu như BVH, PVD, CII, KDC, DIG. Trong khi STB, VNM, SSI vẫn giữ được mức tăng nhẹ.

Giao dịch đạt trên 34 triệu đơn vị, tương đương 520 tỷ đồng nhắm vào các mã như ASM, PVT, HQC, VNE và SSI… cho thấy lực cầu bắt đáy đối với nhóm cổ phiếu đầu cơ không nhỏ.

Tương tự, HNX-Index lúc này giảm khá mạnh, với 0.9 điểm, tương đương 1.14%, gãy mốc 78 điểm và lùi về 77.94 điểm.

Giao dịch đạt thấp, với 178.78 triệu đơn vị, trị giá 185.42 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên bảng điện tử có 184 mã giảm, với 59 mã giảm sàn, còn lại có 34 mã tăng giá, với 8 mã tăng kịch trần. Phần lớn các mã vẫn đứng yên.

Sau 9h30: Thị trường xuất hiện hy vọng phục hồi

Sắc xanh bất ngờ trở lại với một số mã cổ phiếu giúp đà rơi của thị trường được thu hẹp đáng kể sau 9h30.

Lần lượt các mã như STB, SSI, SBT… tổng cộng có 31 mã tăng giá tại HOSE lúc 9h33. Tại sàn Hà Nội cũng ghi nhận những bluechips như PVX, KLS, VND… tổng cộng 53 mã tăng giá. Điều này giúp VN-Index thu hẹp mức giảm chỉ còn 3.96 điểm, tức 0.84% so với tham chiếu. HNX-Index cũng giảm 0.14%, tương đương 0.18% so với tham chiếu.

Giao dịch được cải thiện, với 14 triệu đơn vị tại HOSE, trị giá 182 tỷ đồng và HNX có 8.28 triệu đơn vị, tương đương 78.65 tỷ đồng.

Đến 9h38, HNX-Index chính thức đổi màu tăng điểm nhẹ 0.01 điểm so với tham chiếu và tiếp tục mở rộng. Còn VN-index cũng chỉ còn giảm hơn 2 điểm, lúc này thị trường ghi nhận thêm VNM tăng giá, trong khi HNX có thêm SHB, PVX và một loạt mã đầu cơ tăng trần như VIG, VDL, HCC, LHC

9h15: Khớp đợt 1, VN-Index giữ được ngưỡng 460 điểm

Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, VN-Index chính thức ghi nhận mức giảm đầu tiên trong ngày, với 6.72 điểm, tương 1.43% xuống 462.97 điểm. Như vậy, ngưỡng hỗ trợ 460 điểm tạm thời được giữ vững. Trong khi đó, HNX-Index vẫn giảm nhẹ. Thanh khoản hai sàn đều thấp.

Một số mã chủ chốt như VNM, VCB, CTG, MBB lấy lại mốc tham chiếu, VIC cũng chỉ giảm 0.98%, MSN mất 1.96% trong khi BVH chính thức khớp với mức giá sàn sau 15 phút mở cửa. Điều này giúp cho mức giảm khủng đầu giờ được ngăn chặn.

Bên mua không hào hứng bắt đáy mạnh, nên lượng giao dịch mới đạt hơn 4.4 triệu đơn vị, trị giá 56.81 tỷ đồng.

Thị trường chỉ có 14 mã tăng giá, một mã tăng trần duy nhất là DAG. Trong khi có đến 170 mã giảm.

Sàn Hà Nội, đà giảm có phần khiêm tốn với 92 mã, còn lại có 19 mã tăng giá và 287 mã đứng yên. Do vậy, tác động đến chỉ số không lớn, HNX-Index rớt 0.43 điểm, tức 0.55% xuống 78.41 điểm.

Giao dịch chỉ đạt 3.11 triệu đơn vị, tương đương 27.58 tỷ đồng. Những cổ phiếu lớn như VND, PVX, HBB, KLS, PVS… nhìn chung đều không giảm mạnh.

Duy chỉ có CMS, CMI, VBH vẫn giữ được mức tăng trần với lệnh mua áp đảo.

5 phút mở cửa, VN-Index tạm rớt gần 12 điểm

5 phút mở cửa đầu phiên, thị trường cho thấy dấu hiệu của một đợt bán tháo lại xuất hiện. Đặc biệt tại sàn HOSE với lệnh bán ATO chất đống, hai mã BVH, VIC tạm khớp với giá sàn đã làm cho VN-Index chấn động.

9h05, VN-Index tạm khớp tại 457.7 điểm, tức rớt gần 12 điểm, tương đương 2.55% so với tham chiếu. Chỉ số Large Cap sụt giảm rất mạnh, với 2.52%, Mid Cap tạm rớt 2.05% và Small Cap xuống 1.31%.

Toàn bộ các mã vốn hóa lớn đều có dấu hiệu sụt giảm, ngoại trừ KDH tạm khớp với mức giá tham chiếu.

Chỉ số HNX-Index cớ giảm nhẹ hơn, với 0.3% xuống 78.6 điểm. Giao dịch khá thấp, chỉ có 772,000 đơn vị chuyển nhượng.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 15/05: Bán để mua lại khi tin xấu xuất hiện? (14/05/2012)

>   Dòng tiền tháo chạy, thị trường giảm mạnh nhất từ đầu năm (14/05/2012)

>   Vietstock Weekly 14 - 18/05: Không cần phải quá e ngại với đà sụt giảm! (13/05/2012)

>   Chứng khoán Tuần 07 - 11/05: Tranh thủ chốt lời (11/05/2012)

>   Chứng khoán giảm mạnh nhất từ đầu tháng 5 (11/05/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 11/05 (10/05/2012)

>   Thanh khoản vượt 3,000 tỷ đồng, đà tăng sẽ sớm trở lại? (10/05/2012)

>   Vietstock Daily 10/05: Kênh hồi quy Raff của VN-Index đang cho thấy điều gì? (09/05/2012)

>   Ai dùng cổ phiếu lớn đè thị trường? (09/05/2012)

>   Vietstock Daily 09/05: Cầu giá cao đang hấp thụ tích cực (08/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật