Thứ Hai, 14/05/2012 14:56

Bảo hiểm “chơi trò” chuyển nhượng

Thời gian qua, trên thị trường bảo hiểm có hiện tượng cạnh tranh trong việc phát triển hệ thống đại lý bằng chiêu “tung tiền lôi kéo đại lý của công ty bạn”.

Có ý kiến cho rằng, phải chấp nhận cuộc chơi này và sự thay đổi đại lý bảo hiểm cũng như việc “chuyển nhượng” các cầu thủ bóng đá. Ai nhiều tiền người đó có được “cầu thủ” giỏi. Tuy nhiên, trao đổi với ĐTCK, đa số ý kiến đều phản đối việc tuyển dụng kiểu này.

‘Tuyển thẳng đại lý từ công ty bảo hiểm bạn tôi gọi là chiêu dụ. Những người như vậy rất khó có cơ hội thành công’, CEO một công ty bảo hiểm nhân thọ nói và cho biết, ngành bảo hiểm rất khác với bán hàng tiêu dùng. Làm bảo hiểm là phải có uy tín.

"Khi đại lý chuyển từ công ty này sang công ty kia để bán được sản phẩm của công ty mới thì sẽ có thể quay lại nói xấu công ty cũ. Không khách hàng nào có thể tin được những đại lý như thế", vị CEO nói trên nhận xét và cho rằng, sức ép hợp đồng sẽ khiến nhiều đại lý tạo ra những “hợp đồng ma” và cái giá phải trả sẽ rất lớn cho công ty bảo hiểm.

Một chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm nhìn nhận, chúng ta cần chấp nhận việc chuyển dịch lao động thông thường, kể các việc đại lý di chuyển từ công ty này sang công ty khác. Tuy nhiên, việc hàng loạt đại lý hay tổng đại lý chuyển từ một công ty sang một công ty khác không thể nói là sự dịch chuyển lao động bình thường, mà là có dấu hiệu của sự lôi kéo. Điều này không chỉ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, mà còn gây nên sự bất bình của phần đông những người trong ngành bảo hiểm nhân thọ.

Bà Tina Nguyễn, Phó tổng giám đốc điều hành Prudential Việt Nam chia sẻ, Prudential Việt Nam ủng hộ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, kể cả cạnh tranh thu hút nhân sự giỏi, vì điều đó tạo ra sự năng động cho cả thị trường. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có những dấu hiệu cạnh tranh thiếu lành mạnh như giành giật văn phòng tổng đại lý của công ty bạn không vì mục đích phát triển kinh doanh, mà nhằm làm suy yếu đối thủ, hoặc dụ dỗ văn phòng tổng đại lý của công ty khác chuyển khách hàng sang cho công ty mình.

“Chúng tôi rất quan ngại nếu như những phương thức cạnh tranh này vẫn còn tiếp diễn, vì nó không chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi khách hàng, làm giảm sút niềm tin của khách hàng”, bà Tina Nguyễn nói.

Đồng quan điểm, ông Lâm Hải Tuấn, Tổng giám đốc ACE Life cho rằng, việc lôi kéo bằng cách đưa ra những chính sách hấp dẫn tạm thời để lấy người từ doanh nghiệp khác về doanh nghiệp mình sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của toàn thị trường.

Theo ông Tuấn, ACE Life có khả năng đào tạo những người ngoài ngành thành những nhà quản lý xuất sắc cho ngành bảo hiểm nhân thọ. Đó là lý do vì sao ACE Life không cho rằng nhân lực trên thị trường bảo hiểm nhân thọ là khan hiếm, bởi mấu chốt nằm ở khả năng đào tạo, huấn luyện của chính các lãnh đạo doanh nghiệp.

“Gần 5 năm qua, ACE Life không tuyển thẳng các vị trí quản lý kinh doanh từ công ty bạn, vì chúng tôi quan niệm rằng, đây là việc mua sự tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Tuấn nói và khuyến cáo, việc tuyển dụng thẳng này kéo theo rất nhiều hệ lụy, điều dễ nhận thấy nhất đó chính là lôi kéo cả đội ngũ đại lý bên dưới đi theo.

“Mấu chốt giúp tôi kiên định với con đường khá khó khăn này chính là tôi và các cộng sự đã xây dựng ACE Life Việt Nam như ngôi nhà của chính mình, luôn làm việc với tinh thần gìn giữ, củng cố cho sự phát triển bền vững và dài lâu của Công ty, chứ không phải vì thành tích cá nhân theo từng năm hay mỗi nhiệm kỳ”, ông Tuấn nhấn mạnh.

CEO của một công ty bảo hiểm nước ngoài nêu quan điểm: “Tôi sẽ rất hoanh nghênh nếu có công ty bảo hiểm nào tuyển dụng đại lý của công ty khác về mà yêu cầu họ cam kết không được lấy người đã từng cộng tác với mình ở công ty cũ và không được lấy khách hàng của công ty cũ. Thực tế, không có công ty nào làm cam kết như vậy, vì thế tôi cho rằng, 99% việc lấy đại lý của công ty khác là không lành mạnh”.

Để tránh tình trạng câu kéo đại lý của nhau, bà Tina Nguyễn cho rằng, cơ quan quản lý, ví dụ Bộ Tài chính, có thể nghiên cứu và đưa ra một số nguyên tắc về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm để các công ty tuân thủ, đồng thời sử dụng chế tài thích hợp để ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Mạng lưới bảo hiểm, đau đầu chuyện mở rộng (05/05/2012)

>   Thị trường bảo hiểm: Vốn “ngoại” vẫn dồi dào (28/04/2012)

>   Dự báo thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng mạnh (24/04/2012)

>   Ngưng hợp đồng bảo hiểm: Mất hơn 90% vốn! (06/04/2012)

>   Chiều khách, nhiều dòng bảo hiểm nhân thọ lỗ nặng (02/04/2012)

>   2 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giảm nhẹ (27/03/2012)

>   Siết tín dụng, nhà băng “đua” bảo hiểm (26/03/2012)

>   Siết tín dụng, nhà băng “đua” bảo hiểm (23/03/2012)

>   DN bảo hiểm: Điểm sáng và những hạt sạn (19/03/2012)

>   Bảo hiểm: Giành giật tổng đại lý, cuộc chiến chưa có hồi kết (23/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật