Thứ Tư, 18/04/2012 06:33

Sự "bình tĩnh" đáng kinh ngạc

Đó là sự bình tĩnh của chính sách, của cơ quan quản lý trong việc "cứu" doanh nghiệp (DN). Với tình trạng "sức khỏe" DN lúc này, cứu họ còn khẩn cấp hơn cứu hỏa. Nhưng các giải pháp của chúng ta lại khá bình tĩnh và đủng đỉnh.

Còn nhớ từ khi những DN đầu tiên giải thể cho đến hơn 50.000 DN phá sản trong năm 2011, các nhà quản lý vẫn hết sức bình tĩnh khi cho rằng, đó là sự thanh lọc tất yếu của thị trường, nên hầu như không có giải pháp thiết thực nào được đưa ra để hỗ trợ họ. Cũng vì sự bình tĩnh này, tình trạng DN chết đã gia tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012.

Đến lúc này, khi số lượng công ty phá sản đã tăng đột biến; DN sống dở chết dở vì lãi suất (LS) cao; sống không nổi, chết không xong vì nợ nần, vì thiếu vốn... mới thấy, chưa bao giờ, sức khỏe của DN được cập nhật liên tục và đầy đủ như hiện nay. Khó khăn và bế tắc của DN cũng được phản ảnh trực tiếp lên nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng quý 1 đã thấp đi. Điều đó có nghĩa là, họ kiệt quệ và đường cùng lắm rồi. Họ cần được hỗ trợ, cần được tiếp sức ngay lập tức để có thể tồn tại. Nhưng ngược lại với tình trạng khẩn cấp của DN, các giải pháp vẫn hết sức bình tĩnh.

Đầu tiên là giải pháp "nới" vốn và hạ LS của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, trần huy động giảm  xuống 12% để thực hiện mục tiêu giảm LS cho vay xuống 14 - 16%. Nhưng trong khi huy động giảm ngay thì lãi vay ở các NH vẫn giữ nguyên. Lý do mà họ đưa ra là phải có "độ trễ" ít nhất từ 3- 6 tháng vì vốn đã được huy động trước đó với LS cao hơn mức 12% nên không thể giảm ngay được. Điều vô lý là khi tăng LS, chẳng NH nào nhớ đến "độ trễ" để "từ từ tăng" cho DN được nhờ. Nhưng khi LS giảm, họ lại "vin" vào đó để kiếm lợi. Tất nhiên, NHNN biết rõ điều này vì đã xảy ra nhiều lần trên thực tế. Thế mới thấy, sự bình tĩnh đáng kinh ngạc của đơn vị làm chính sách khi thả nổi LS đầu ra - yếu tố sống còn của các DN cho NH tự quyết.

Cũng bình tĩnh đến kinh ngạc là thái độ của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khi đến thời điểm nguy cấp này họ vẫn còn trong quá trình theo dõi, tập hợp số liệu cụ thể để đánh giá sức khỏe của DN. Rồi dựa trên cơ sở đó mới có giải pháp hỗ trợ thêm về tài chính cho DN. Trong khi LS cao là thực tế, siết tín dụng là thực tế, tăng trưởng kinh tế giảm là thực tế... Vậy mà không hiểu các đơn vị này còn tìm hiểu đến lúc nào và DN sẽ phải chờ đến bao giờ để có thể được hỗ trợ. Nghe chuyện này, nhiều DN chỉ còn biết thở dài "được vạ thì má đã sưng".

Câu hỏi đặt ra là, tại sao các nhà quản lý lại có thể bình tĩnh đến vậy? Không khó để nhận ra, dù khó khăn nhưng những năm qua, ngành NH vẫn thu lợi nhuận lớn; thành tích thu thuế cũng chưa bị ảnh hưởng gì... có lẽ vì thế mà những đơn vị làm chính sách nói trên luôn bình tĩnh trước sự nguy khó đến khốn cùng của cộng đồng DN?

Nguyên Hằng

thanh niên

Các tin tức khác

>   Cá tra có thể mất thị trường châu Âu (18/04/2012)

>   Tồn kho lớn, doanh nghiệp cá tra thi nhau giảm giá bán (17/04/2012)

>   Ngành than: Nan giải cân đối cung - cầu (17/04/2012)

>   Trăn trở doanh nghiệp Việt (17/04/2012)

>   "Giá điện bị đẩy cao vì qua nhiều mức phí trung gian" (17/04/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước: Của ai, do ai, và vì ai? (17/04/2012)

>   Bộ trưởng Vương Đình Huệ: DN có thể được hỗ trợ thêm về tài chính (17/04/2012)

>   Chỉ số niềm tin kinh doanh trong quý I bị tụt giảm (17/04/2012)

>   PVN có thể nộp ngân sách nhiều hơn (17/04/2012)

>   Tắc đầu ra: DN phá sản theo dây chuyền (17/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật