Thứ Ba, 17/04/2012 08:43

PVN có thể nộp ngân sách nhiều hơn

Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) luôn tự hào về doanh thu và số tiền nộp tới 30% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hiện VN chỉ huy động vào ngân sách khoảng 56% doanh thu từ các hoạt động khai thác dầu của PVN.

Trong khi đó, theo một quan chức Bộ Tài chính, ngay phía Nga, nước mà VN đang là đối tác chính trong khai thác dầu hiện nay, mức thu đối với hoạt động khai thác dầu đang phổ biến khoảng 72%. Như vậy, cùng khai thác dầu mỏ nhưng các doanh nghiệp dầu khí của Nga phải nộp cho ngân sách cao hơn phía PVN tới khoảng 16%.

Trả lời Tuổi Trẻ ngày 12-4, ông Sanjeev Gupta, lãnh đạo ngành dầu khí khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hãng kiểm toán Ernst & Young, cũng cho biết ngay Indonesia là nước đang phát triển giống VN, có GDP cao hơn VN nhưng mức thu vào ngân sách đối với hoạt động khai thác dầu của quốc gia này đang từ 55-85%. Chỉ những khu vực ưu tiên đặc biệt Chính phủ mới thu khoảng 55%. Với khai thác khí đốt, Indonesia đang thu vào ngân sách tới 65% doanh thu. Hãng dầu khí Petronas của Malaysia đang đóng góp 50-60% thu ngân sách cho quốc gia của họ...

Có quan điểm cho rằng khai thác dầu khí của VN chủ yếu ở ngoài biển, khó khăn hơn, rủi ro lớn hơn nên mức thu của Nhà nước phải thấp hơn. Ông Sanjeev Gupta cho biết Indonesia cũng có khai thác ngoài khơi. Việc áp mức thuế nào, theo ông Sanjeev Gupta, không chỉ tùy thuộc khai thác ở đâu, mà các nước còn tính mỏ đó đã được khai thác từ bao giờ! Các mỏ mới, rủi ro còn nhiều thì mức thuế có thể thấp, tùy đàm phán của Chính phủ. Nhưng nếu là các mỏ đã khai thác được một thời gian, rủi ro giảm đi, Chính phủ thường phải áp mức thuế cao hơn.

Bình luận về khoản chênh lệch giữa mức huy động vào ngân sách của PVN so với các hãng dầu khí khác, cụ thể là phía Nga, TS Lê Đăng Doanh - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng - cho rằng cần nghiêm túc rà soát lại mức chênh của VN so với các nước xem có đúng không. Nếu có mức chênh 16%, theo ông Doanh, là rất lớn và đề nghị cần tính kỹ bài toán hiệu quả cho đất nước. Bởi nếu tính sơ bộ, riêng với doanh thu từ khai thác dầu khí năm 2010 của PVN khoảng 9 tỉ USD thôi, thì khoản chênh thấp hơn kia đã lên tới 1,4 tỉ USD, tương đương 30.000 tỉ đồng.

Việc thu 56% có thể do hiệp định, có thể hợp lý trong một thời điểm nhất định nhưng khi kinh tế khó khăn như hiện nay, theo ông Doanh, nên tính lại. Đặc biệt, tài nguyên dầu mỏ của VN đã bắt đầu có dấu hiệu cạn dần.

Mỗi lần họp báo PVN vẫn luôn tự hào về số nộp ngân sách của mình. Nhưng PVN đang phải nộp ngân sách ít hơn so với nhiều công ty dầu khí ở một số nước trong khu vực.

Đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước như PVN đang giảm do thu từ khu vực ngoài nhà nước đang tăng lên. Trong khi đó, khu vực ngoài nhà nước ít nhận được các ưu đãi về vị thế kinh doanh cũng như đất đai, khả năng tiếp cận tài chính... Vì vậy, Nhà nước nên rà soát xem con số chênh lệch trong thu vào ngân sách với ngành dầu khí mà các chuyên gia đưa ra có đúng không. Nếu đúng thì cần xem lại mức đóng góp của PVN vào ngân sách đã hợp lý chưa?

Cẩm Văn Kình

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tắc đầu ra: DN phá sản theo dây chuyền (17/04/2012)

>   Nhiều DN “chết” nhưng không chịu khai tử (17/04/2012)

>   Tâm lý của chủ doanh nghiệp dao động (16/04/2012)

>   20% doanh nghiệp thủy sản đình đốn (16/04/2012)

>   Tăng giám sát doanh nghiệp sau đăng ký (16/04/2012)

>   Chưa rõ cơ chế tài chính cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (16/04/2012)

>   Doanh nghiệp trốn nợ (16/04/2012)

>   “Cứu” xuất khẩu bằng nâng chất lượng (15/04/2012)

>   Nông dân "khóc ròng" vì cá tra, basa rớt giá mạnh (15/04/2012)

>   Dừng đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn (15/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật