Thứ Hai, 16/04/2012 09:00

Chưa rõ cơ chế tài chính cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Tuyên bố bán cổ phần Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất từ cách đây hơn 2 năm, nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn chưa thể làm gì hơn, bởi một số cơ chế tài chính cho Nhà máy chưa rõ ràng.

Năm 2010, PVN và Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đề nghị cơ quan chức năng cho phép Dự án NMLD Dung Quất được hưởng một số cơ chế ưu đãi, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của BSR. Trong đó, việc cho Dự án NMLD Dung Quất được áp dụng tính nguồn thu từ thuế nhập khẩu tối thiểu được giữ lại của Dự án tương tự như Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong 10 năm đầu đi vào vận hành (từ năm 2010 đến hết năm 2019) là quan trọng nhất. Nếu được chấp nhận, Dự án sẽ được giữ lại mức thuế suất thuế nhập khẩu tối thiểu áp dụng với xăng dầu là 7%, khí hóa lỏng (LPG) là 5% và các sản phẩm hóa dầu là 3%.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc BSR cho hay, đề nghị giữ lại mức thuế nhập khẩu xăng dầu của Dự án NMLD Dung Quất có khác với cơ chế mà Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang được hưởng. Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được giữ lại phần thu từ thuế nhập khẩu với mức thuế suất thuế nhập khẩu là 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với sản phẩm hóa dầu. “Ở Dự án NMLD Dung Quất, nếu các loại thuế nhập khẩu này xuống 0% mà dự án không bị lỗ thì vẫn không được bù chênh lệch khoản thuế này”, ông Giang nói.

Ngoài ra, BSR cũng đề nghị một số cơ chế tài chính khác liên quan đến các khoản vay và tài sản cố định của NMLD Dung Quất.  theo ông Giang, các đề nghị này vẫn đang được các cơ quan chức năng xem xét.

Cũng bởi chưa xác định các cơ chế tài chính nên NMLD Dung Quất đang gặp những khó khăn nhất định khi xác định lỗ lãi trong hoạt động sản xuất, làm cơ sở để các nhà đầu tư quan tâm tính toán hiệu quả đồng vốn nếu mua cổ phần tại NMLD Dung Quất như chào mời của PVN.

Trước đó, PVN đã tuyên bố, có thể bán tới 49% cổ phần của NMLD Dung Quất cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện cũng đã có một số đối tác quan tâm tới việc mua cổ phần của NMLD Dung Quất là JX Nippon (Nhật Bản), Petróleos de Venezuela SA (Venezuela) và SK (Hàn Quốc). Đây là những doanh nghiệp có tiềm lực  tài chính và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lọc hóa dầu. “Có thể cả 3 công ty cùng góp vốn nhưng cũng có thể một hoặc 2 đối tác mua 49% cổ phần nhà máy”, ông Giang cho biết.

Ở khía cạnh khác, Nghiên cứu khả thi mở rộng NMLD Dung Quất vừa được tư vấn Nhật Bản là Công ty JGC hoàn tất, chuyển tới BSR. Theo đề xuất của tư vấn, Nhà máy cần trên 2 tỷ USD để nâng quy mô sản xuất 149.000 thùng dầu/ngày hiện nay lên 192.000 thùng dầu/ngày; đầu tư thêm phân xưởng xử lý dầu thô đầu vào để sử dụng được đa dạng các nguồn dầu chua nhập khẩu từ Trung Đông, thậm chí là dầu nặng từ Venezuela thay vì sử dụng loại dầu ngọt nhẹ, có chất lượng và giá cao là dầu Bạch Hổ hiện nay.

Thanh Hương

đầu tư

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp trốn nợ (16/04/2012)

>   “Cứu” xuất khẩu bằng nâng chất lượng (15/04/2012)

>   Nông dân "khóc ròng" vì cá tra, basa rớt giá mạnh (15/04/2012)

>   Dừng đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn (15/04/2012)

>   “Cuộc chiến” tại Thuốc lá Thăng Long? (15/04/2012)

>   Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bị “soi” chuyện rót vốn cho dự án (14/04/2012)

>   Hàng loạt doanh nghiệp nợ lương nhân viên (14/04/2012)

>   E ngại thả nổi giá khi DNNN độc quyền (14/04/2012)

>   Chiến lược và thủ đoạn (14/04/2012)

>   Ngành than VN gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm (13/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật