Thứ Hai, 27/02/2012 21:16

Việt Nam tìm cách thu hút thêm doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam mong muốn thu hút thêm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản đã xác định chiến lược “tiến ra nước ngoài” do hậu quả của sóng thần và suy thoái.

Nhiều tên tuổi lớn của Nhật Bản như Honda đã vào Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì chưa

Đây là khẳng định của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng tại buổi toạ đàm “Thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản vào các khu công nghiệp ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 27-2 tại Hà Nội.

Ông Hoàng cho biết, hiện nay cả nước có tới 283 khu công nghiệp đã được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố và còn tới 35% diện tích chưa được thuê. “Chúng tôi mong muốn kết nối được với chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản để lấp đầy các khu công nghiệp này”, ông Hoàng nói.

Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hideo Suzuki cho biết, chính phủ Nhật Bản đã đặt ra một chiến lược phát triển mới, trong đó có kế hoạch “tiến ra nước ngoài”, đặc biệt là khu vực châu Á.

Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 trong số 92 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 1.667 dự án tổng trị giá  23,6 tỉ đô la Mỹ, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để thực hiện được kế hoạch này, Nhật Bản đã xây dựng một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để khắc phục tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay của Nhật Bản.

Tình trạng đó, theo Chủ tịch Ủy ban xúc tiến triển khai toàn cầu công ty vừa và nhỏ, Hiệp hội doanh nghiệp Tokyo, ông Hideo OKubo là một xã hội nhiều già ít trẻ làm thị trường quốc nội thu hẹp, sự trì trệ của các ngành xuất khẩu do đồng yen tăng giá liên tục, năng lực cạnh tranh quốc tế của thương hiệu Nhật giảm mạnh do các quốc gia châu Á đang vượt lên, và hậu quả của trận động đất năm ngoái.

Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp có chọn Việt Nam để đầu tư nhằm hưởng ứng chiến lược của Chính phủ Nhật Bản hay không vẫn là câu hỏi.

Theo ông Heido Ohkubo, trong số 220.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế tạo của Nhật, có tới 97,3% chỉ làm ăn trong nước. Ông nhận xét: "Dù Nhật Bản là nước đầu tư ra nước ngoài khá lớn, nhưng là do các tập đoàn lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có thói quen đầu tư ra nước ngoài”.

Ông cho biết, Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản xếp trên cả Ấn Độ và Thái Lan như là điểm đến hấp dẫn để mở cơ sở sản xuất. Hơn nữa, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia về thị trường tiêu thụ. “Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản vẫn còn e ngại đầu tư vào Việt Nam”, ông nói.

Chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), ông Yoshifumi Tsujio, cho rằng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ dễ quyết định đầu tư hơn khi khu công nghiệp đã xong cơ sở hạ tầng.

Hơn nữa, doanh nghiệp Nhật Bản muốn dịch vụ đầy đủ, nhân viên giỏi tiếng Nhật, hiểu được phong cách của người Nhật và người Nhật có đủ điều kiện sống ở khu công nghiệp đó.

Ông Heido Ohkubo cho biết, hiện tại, các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đã xây dựng các khu công nghiệp thỏa mãn nhu cầu làm việc, sinh sống của các nhà đầu tư Nhật Bản. Thậm chí Myanmar, một quốc gia mới mở cửa ra thế giới bên ngoài, cũng đã chấp nhận tư vấn để xây dựng các khu công nghiệp theo phong cách Nhật Bản để thu hút chính các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông khuyến nghị rằng, Việt Nam nên hướng việc xây dựng các khu công nghiệp thành các thành phố thu nhỏ nếu muốn thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản.

Tư Hoàng

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư đánh giá: Rất nhiều cơ hội tại Quảng Ninh (27/02/2012)

>   Kiềm chế lạm phát: Không thể chủ quan (27/02/2012)

>   Kiềm chế lạm phát năm 2012 dưới một con số (27/02/2012)

>   Thời điểm tốt nhất để đầu tư vào VN (26/02/2012)

>   Khu kinh tế Dung Quất hợp tác với KCN Hàn Quốc (25/02/2012)

>   Bình Dương chuyển hướng thu hút đầu tư (25/02/2012)

>   Quảng Ninh: 585 triệu USD cho giải phóng mặt bằng làm casino (25/02/2012)

>   Khi nhập siêu trở lại (25/02/2012)

>   Vốn FDI “mai phục” năm Rồng chính thức lộ diện (25/02/2012)

>   Năng lực cạnh tranh: Thứ hạng cao nhờ sáng tạo cải cách (25/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật