Thứ Bảy, 25/02/2012 09:02

Khi nhập siêu trở lại

Trạng thái xuất siêu hiếm hoi trong tháng trước ở mức 172 triệu USD đã không thể kéo dài tiếp sang tháng này. Tổng cục Thống kê ước tính chênh lệch xuất, nhập khẩu tháng 2/2012 ở mức khoảng 800 triệu USD, mức cao nhất kể từ quý 4 năm ngoái.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng này ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng khoảng 15,6% so với tháng trước; nhập khẩu tương ứng đạt 9 tỷ USD và tăng khoảng 30%.

Diễn biến tái nhập siêu trong tháng này tuy đáng buồn nhưng không phải bất ngờ. Kể từ năm 2009 đến nay, trạng thái ngoại thương mới ghi nhận 5 tháng xuất siêu, với năm 2011 rơi vào tháng 7 và năm 2009 là toàn bộ quý đầu năm.

Nhưng điểm lưu ý khác nữa là kim ngạch xuất nhập khẩu đã trở lại với “kích cỡ” bình thường trong giai đoạn nửa cuối năm 2011, tiếp tục ghi nhận năng lực xuất nhập khẩu của Việt Nam đã ổn định ở một mức cao mới, với xuất khẩu là khoảng 8 tỷ USD và nhập khẩu là 9 tỷ USD.

Thêm diễn biến này, tổng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm 2012 ước đạt xấp xỉ 15,3 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phía nhập khẩu, các con số tương ứng là trên 15,9 tỷ USD và tăng 11,8%. Như vậy, chênh lệch xuất nhập khẩu cho đến thời điểm này vào khoảng 628 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái là gần 2 tỷ USD).

Với nghĩa là một kênh hỗ trợ tăng trưởng, xuất khẩu hai tháng đầu năm duy trì tốc độ tăng so với cùng kỳ đã thấp hơn giai đoạn trước, nhưng trên nền tảng kim ngạch đã mở rộng là đáng chú ý.

Nhìn vào các nhóm hàng hóa, nhiều dãy số có sự tăng trưởng đột biến nhưng đi kèm theo là sự sụt giảm nặng nề ở các nhóm khác, cho thấy tác động từ thị trường thế giới không giống nhau lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng tới 15,6% so với cùng kỳ; rau quả, hạt điều tăng trên 10%; chè tăng gần 20%.

Nhưng ngược lại, xuất khẩu cà phê giảm mạnh cả về lượng và giá, xấp xỉ mức 20% so với năm ngoái; sắn và sản phẩm rơi vào ngưỡng giảm trên 10%. Hay gạo cũng vậy, sản lượng xuất khẩu ước đã giảm 46% so với cùng kỳ, với kim ngạch giảm 43%, một sự sụt giảm ghê gớm nếu nhìn lại giai đoạn tăng trưởng trước đây.

Riêng hạt tiêu lại ở tình trạng khác, xuất khẩu về lượng giảm 4,5% so với cùng kỳ, trong khi kim ngạch lại tăng tương ứng trên 36%, cho thấy giá bình quân xuất khẩu đã cao hơn nhiều so với năm ngoái.

Trạng thái đáng buồn xuất hiện ở diễn biến xuất khẩu cao su. Ghi nhận ở mặt hàng này là sản lượng xuất tăng tới gần 50% nhưng kim ngạch lại hụt đi hơn 6% so với năm ngoái. Tương tự là than đá. Đạt sản lượng xuất khẩu tăng gần 90% so với cùng kỳ, tuy nhiên mặt hàng này thu về kim ngạch chỉ tăng khoảng 30%.

Ở các nhóm hàng hóa gia công, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch lần lượt là 25,4% và 21% so với cùng kỳ, bất chấp các quan ngại gần đây rằng thị trường châu Âu khó khăn sẽ tác động mạnh đến các sản phẩm này.

Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ (Tổng cục Thống kê) Lê Thị Minh Thủy giải thích rằng, ở giai đoạn trước khi chuyển mùa thì các mặt hàng thời trang thường duy trì được hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nguyên nhân này dẫn tới mức tăng trưởng vừa qua.

Nhưng cũng có nghĩa, xu hướng tăng trưởng kim ngạch với hai nhóm mặt hàng này chưa thể chắc chắn tính bền vững, có thể sẽ khó tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong giai đoạn sắp tới.

Với các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao khác, gỗ và sản phẩm đạt mức tăng trưởng trên 19% so với cùng kỳ; điện tử máy tính tăng 62%; máy móc thiết bị là 56,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng tới trên 86%...

Anh Quân

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Vốn FDI “mai phục” năm Rồng chính thức lộ diện (25/02/2012)

>   Năng lực cạnh tranh: Thứ hạng cao nhờ sáng tạo cải cách (25/02/2012)

>   2 tháng đầu năm: Đã giải ngân 1 tỷ USD vốn FDI (24/02/2012)

>   TPHCM: Cắt giảm 106/290 dự án với tổng vốn 13.000 tỷ đồng (24/02/2012)

>   Bật đèn xanh cho dự án tổ hợp giải trí lớn tại Quảng Ninh (24/02/2012)

>   Lạm phát giảm tốc, cơ hội giảm lãi suất thực chất đã đến? (24/02/2012)

>   HSBC, Standard Chartered: Việt Nam sẽ hạ lãi suất trong quý 1 hoặc đầu quý 2 (24/02/2012)

>   Lạm phát 2012: Nhìn thế giới, lo trong nước (24/02/2012)

>   Từ doanh nghiệp FDI, lo cho chiến lược thu hút đầu tư (24/02/2012)

>   CPI cả nước tháng 2 tăng 1.37% (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật