Thứ Tư, 31/08/2011 12:25

Thông tư 22 sửa đổi Thông tư 13 và 19: Đánh giá những ảnh hưởng đến dòng tín dụng

(Vietstock) – Nhận định ảnh hưởng đối với các dòng tín dụng theo sau những thay đổi trong Thông tư 22 vừa được NHNN ban hành.

* NHNN: Bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tại Thông tư 13

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi một số nội dung tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010.

Thông tư 22 có hiệu lực ngay từ ngày 01/09/2011, với hai nội dung chính được thay đổi, gồm:

(1) Bãi bỏ Mục 5 “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” quy định trong Thông tư 13 và 19

Trước đó, theo tinh thần tại Thông tư 19 thì tỷ lệ cấp tín dụng đối với ngân hàng là 80%, của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85% từ nguồn vốn huy động, tức được hiểu là so với nguồn vốn huy động và cộng thêm 100% từ vốn chủ sở hữu.

Nội dung tại Thông tư 19 được sửa đổi sau khi có nhiều kiến nghị cần thay đổi định nghĩa “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” quy định tại Thông tư 13.

Dù đã thoáng hơn tại Thông tư 19, nhưng quy định giới hạn tỷ lệ LDR này cũng khiến cho dòng tín dụng tại các ngân hàng bị giới hạn đáng kể.

Nói cách khác, việc NHNN bãi bỏ quy định này đã phát đi tín hiệu rất mạnh mẽ về việc nới lỏng dòng tín dụng (nội tệ), như chúng tôi đã nhận định trước đây

Động thái này cũng cho thấy NHNN đang cố gắng thực hiện cam kết sẽ chuyển dần từ các chính sách manh tính chất hành chính, sang các biện pháp kinh tế, kỹ thuật.

Cần để ý là Thông tư 22 được ban hành ngay sau khi NHNN vừa có quy định tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1% vào ngày 29/08/2011, và trong Thông tư 22, NHNN cũng đã thay đổi hệ số rủi ro - thêm một động thái kỹ thuật - đối với một số Tài sản “Có” bằng ngoại tệ.

(2) Tăng mạnh hệ số rủi ro đối với một số Tài sản “Có” bằng ngoại tệ từ 20% lên 50%

Tài sản “Có” chịu sự thay đổi này là các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với UBND các tỉnh thành, tổ chức tài chính nhà nước; khoản phải đòi bằng ngoại tệ đảm bảo bằng các giấy tờ có giá của các TCTD, tổ chức tài chính nhà nước.

Cùng với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ, động thái này cho thấy NHNN đang rất cương quyết để nắn dòng tín dụng ngoại tệ. Một khi hệ số rủi ro được nâng cao thì các ngân hàng sẽ phải co hẹp cho vay ngoại tệ, và sẽ phải tích cực thu hồi các khoản cho vay ngoại tệ với các đối tượng trên; nếu không muốn bị ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn CAR.

Hiện nay, các ngân hàng đang được yêu cầu phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ở mức 9%.

Mặt khác, NHNN dường như cũng đang có ý định dùng các biện pháp kỹ thuật để phục vụ chính sách hạn chế đầu tư công của Chính phủ, khi một trong số các đối tượng bị ảnh hưởng là các UBND tỉnh thành và các tổ chức tài chính nhà nước.

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Xăng dầu hạ giá, lạm phát đạt đỉnh và lãi suất được kéo giảm? (30/08/2011)

>   Tăng DTBB ngoại tệ thêm 1%: Bước đi đầu tiên giúp chính sách tiền tệ “dễ thở” hơn (29/08/2011)

>   Tín hiệu “nới” tín dụng, chứng khoán và bất động sản có được hưởng lợi? (29/08/2011)

>   S&P hạ bậc tín nhiệm Việt Nam: Không cần phải lo ngại! (19/08/2011)

>   Kinh tế Mỹ: Còn quá sớm để khẳng định nguy cơ suy thoái kép (18/08/2011)

>   Lạm phát sẽ đạt đỉnh trong tháng 8? (18/08/2011)

>   Giới đầu tư chứng khoán Việt Nam đang chờ đợi điều gì? (16/08/2011)

>   KHA: Company Visit Notes - Tháng 08/2011 (18/08/2011)

>   Những lưu ý khi lựa chọn công ty khoáng sản (08/08/2011)

>   Chính sách tiền tệ sẽ “dễ thở” hơn về cuối năm 2011 (05/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật