Thứ Sáu, 29/04/2011 19:10

Tăng lãi suất: Chống lạm phát đang đè nặng lên chính sách tiền tệ

(Vietstock) – Quyết định nâng lãi suất chính sách của NHNN có thể khiến cho thị trường hình thành một mặt bằng lãi suất mới. Thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động tiêu cực bởi quyết định này. Ngoài ra, hiệu quả kiềm chế lạm phát có thể không lớn vì dự địa cho chính sách tiền tệ không còn nhiều.

Lãi suất chiết khấu đạt mức đỉnh năm 2008

Ngày 29/04/2011, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định số 929/QĐ-NHNN, theo đó theo đó, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 12% lên 13% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên 14%, từ ngày 01/05/2011.

Như vậy, chỉ sau một tháng điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và chưa đầy 2 tháng đối với lãi suất tái chiết khẩu, các lãi suất chính sách này được điều chỉnh thêm một lần nữa. Mức lãi suất tái cấp vốn hiện nay chỉ còn kém mức đỉnh năm 2008 là 1%. Trong khi đó, với mức 13% lãi suất tái chiết khấu đã đạt mức đỉnh vào năm 2008.

Vào thời điểm Tháng 6/2008, lạm phát tính theo năm lên tới 26.8%, lũy kế trong 6 tháng tăng 18.44%. Trước tình trạng này NHNN đã nâng lãi suất tái chiết khấu lên 13%, lãi suất tái cấp vốn là 15%. Trước đó, NHNN đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được lên mức đỉnh là 11% và phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.

Dư địa chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ không còn nhiều

Lạm phát trong tháng 4/2011 bất ngờ tăng 3.32% so với tháng trước, đưa lạm phát 4 tháng lên tới 9.64%. Lạm phát trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước đã lên tới 17.51% và đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

So với thời điểm đỉnh của lãi suất chính sách năm 2008, hiện nay, dù lạm phát vẫn còn thấp hơn tuy nhiên sức ép tăng vẫn còn rất lớn. Do vậy, việc NHNN buộc phải thặt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát cũng là một điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, việc nâng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu khiến cho không ít người bất ngờ vì nó đang ở mức rất cao. Trong khi đó, hiện nay tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng nội tệ cho tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chỉ là 1%, mức thấp nhất từ trước đến nay.

Thông thường, thắt chặt chính sách tiền tệ là “liều thuốc” để chống lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay không ít nhận định quan ngại hiệu quả thực sự của việc thắt chặt chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát với một số lý do sau:

Thứ nhất: Lãi suất hiện nay đang ở mức quá cao. Nhiều ngân hàng đã phải nâng lãi suất huy động tới lên tới 20% và lãi suất cho vay lên tới 25-30%. Mức lãi suất này gần tương đương với lãi suất năm 2008. Do vậy, nếu lãi suất tăng thêm nữa sẽ gây ra hiệu ứng ngược. Doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn, căng thẳng thanh khoản và nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng mạnh, tương tự năm 2008.

Thứ hai: Tín dụng ở Việt Nam chủ yếu là dành cho sản xuất. Do vậy, lãi suất tăng quá mạnh không kèm theo cắt giảm tín dụng ưu đãi dành cho đầu tư của khu vực nhà nước thì hiệu quả phòng chống lạm phát sẽ không cao. Ngược lại, sản xuất khu vực ngoài nhà nước bị đình trệ dẫn đến kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.

Thứ ba: Như đã đề cập trong các bài viết trước đây chúng tôi cho rằng lạm phát cao ở Việt Nam nguyên nhân chính là nguyên nhân tiền tệ tuy nhiên sâu xa đằng sau đó là hiệu quả đầu tư và thâm hụt ngân sách. Do Việt Nam duy trì một tỷ lệ đầu tư quá cao trong đó khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ lớn khiến cho tăng trưởng tín dụng luôn phải cao để đáp ứng nhu cầu này.

Vì lý do trên, thắt chặt chính sách tiền tệ chưa hẵn là bài toán căn cơ để chống lạm phát, thay vào đó Chính phủ cần phải chú trọng hơn đến chính sách tài khóa. Trong đó, cắt giảm đầu tư công ở những dự án kém hiệu quả và giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, về dài hạn cần gấp rút đưa ra các chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế.

Về tác động của việc tăng lãi suất chính sách chúng tôi cho rằng, mặt bằng lãi suất của thị trường sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Thị trường chứng khoán sẽ bị tác động bởi dòng tiền vào thị trường suy yếu và tâm lí của nhà đầu tư sau quyết định này.

Bài liên quan:

* Từ 01/05, tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn thêm 1%

* Lãi suất tái cấp vốn cao nhất trong 2 năm: Tác động tiêu cực không nhiều

* Nâng lãi suất tái cấp vốn: Liều thuốc đắng nhưng tác dụng kép

Hồ Bá Tình

Các tin tức khác

>   Lãi suất sẽ giảm khi… (28/04/2011)

>   Thực trạng kinh tế Việt Nam qua số liệu quý 1/2011 (13/04/2011)

>   Đánh đổi lãi suất cao và giảm tăng trưởng để ổn định vĩ mô (27/03/2011)

>   Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng 2 tỷ giá (23/03/2011)

>   PXS: Báo cáo phân tích cổ phiếu – Tháng 03/2011 (24/03/2011)

>   Giá xăng dầu tại Việt Nam và vấn đề xuất lậu (21/03/2011)

>   Lạm phát: Cần hiểu đúng và có những phản ứng phù hợp (17/03/2011)

>   PSG: Company Visit Notes – Tháng 03/2011 (17/03/2011)

>   Gỡ nút thắt thị trường chợ đen: Không chỉ dùng các biện pháp hành chính (14/03/2011)

>   Tín hiệu vĩ mô 2008 và 2011 – Tương đồng và khác biệt (11/03/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật