Chủ Nhật, 30/01/2011 09:27

Tăng “hấp lực” với dòng vốn ngoại

Năm 2010, dòng vốn ngoại là bệ đỡ khá vững chắc cho các chỉ số chứng khoán. Nhận xét về sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Cảnh (ảnh), Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho rằng, với các yếu tố vĩ mô và vi mô ngày càng ổn định, trong tương lai, NĐT nước ngoài sẽ tìm thấy ở TTCK Việt Nam không chỉ là một thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt, mà còn là một thị trường thanh khoản tốt với công cụ đầu tư phong phú đa dạng…

Năm 2010, nhiều người kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế thế giới sau khủng hoảng, do đó tình hình đầu tư trong nước hy vọng sẽ có sự đột phá. Tuy nhiên, chúng ta thấy mức độ hồi phục của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không như mong đợi. Trong bối cảnh đó, dòng vốn ngoại vào TTCK Việt Nam có diễn biến ra sao, thưa ông?

Việt Nam đang thực hiện tự do hóa giao dịch vốn một cách có trật tự, bắt đầu từ thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra, cho phép các NĐT mua trái phiếu chính phủ với khối lượng không hạn chế, mua tới 49% cổ phiếu DN và 30% cổ phiếu ngân hàng.

Với mức độ mở cửa cao, việc đối phó với những khó khăn là hậu quả của khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới là một thách thức đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh năm 2010 có nhiều biến động như lạm phát gia tăng, lãi suất, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh.

Trong bối cảnh đó, năm 2010 cũng là năm TTCK trải qua nhiều thử thách, tuy nhiên tình hình huy động vốn qua TTCK lại đạt được những thành quả to lớn. Tổng lượng vốn huy động qua TTCK trong năm 2010  là 1 1 4 000 tỷ đồng, tăng hơn 3,5 lần so với năm 2009.

Lượng vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK cũng có sự tăng trưởng cao. Tổng lượng vốn mua ròng của NĐT nước ngoài trên TTCK đạt hơn 16.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2009. Mặc dù có mức tăng cao như vậy nhưng các quỹ đầu tư trong nước nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn mới. Điều này chứng tỏ dòng vốn ngoại chảy vào TTCK trong năm 2010 đã trở thành nhân tố tích cực hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường.

Như vậy, dòng vốn ngoại vào TTCK Việt Nam là không nhỏ. Tuy nhiên, năm 2010, VN-lndex hầu như đi ngang. Vậy theo ông, đâu là động lực để các NĐT nước ngoài bỏ tiền vào Việt Nam?

NĐT nước ngoài thường có chiến lược gom hàng khi giá rẻ và ít chịu ảnh hưởng bởi xu hướng đám đông. Việc dòng vốn nước ngoài có xu hướng quay trở lại TTCK Việt Nam là do kỳ vọng khả quan về sự hồi phục của nền kinh tế và những nỗ lực trong điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ. Trong thông điệp của Chính phủ tại cuộc họp triển khai công tác năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: "Tập trung giữ vững tỷ giá, ổn định lạm phát và tiết kiệm chi tiêu ngân sách".

Đạt được mục tiêu này sẽ là điều kiện để NĐT nước ngoài an tâm khi quyết định TTCK Việt Nam là điểm đến của đầu tư. Mặt khác, trong thời gian tới, khi một lượng lớn DNNN hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế có kế hoạch cổ phần hóa và tham gia niêm yết, thị trường trong nước sẽ có sức cạnh tranh và hấp dẫn hơn so với các TTCK khác trong khu vực.

Đồng thời, trong năm 2011 khi một loạt chính sách vĩ mô của Chính phủ phát huy tác dụng sau "độ trễ về thời gian" môi trường kinh tế chung của đất nước sẽ được cải thiện đáng kể, TTCK kỳ vọng sẽ có sự phát triển đột phá cả về chất và lượng.

Gần đây, có nhất ý kiến cho rằng, để gắn sự phát triển của thị trường trong nước nước với xu hướng phát triển của thị trường khu vực và thế giới, TTCK Việt Nam nên tham gia vào các liên kết khu vực và quốc tế. Ôngcó thể nhận diện khả năng tham gia vào các liên kết của TTCK Việt Nam?

Luật Chứng khoán sửa đổi có quy định mở cho phép Sở GDCK được liên kết với Sở GDCK của quốc gia khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tham gia liên kết TTCK của Việt Nam phải phục vụ cho mục đích phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập. Chính sách mở cửa thị trường trong nước và khuyến khích NĐT nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam là một bước tiến tới việc hội nhập, liên kết với TTCK khu vực và thế giới.

Hiện nay, có một số mô hình liên kết TTCK đang nổi lên, phát triển thành xu hướng. Đó là: hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ thông tin giữa các thị trường thông qua ký kết biên bản ghi nhớ song phương; kết nối giao dịch giữa các TTCK khu vực; liên doanh Sở giao dịch giữa các nước; sáp nhập hay hợp nhất các Sở GDCK.

Tham gia liên kết quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới mô hình giao dịch và kết cấu thị trường. Do đó, việc TTCK Việt Nam tham gia vào mô hình liên kết nào phụ thuộc vào chiến lược phát triển TTCK dài hạn do cơ quan quản lý thị trường hoạch định và phải được sự phê chuẩn của chính phủ.

Vậy đâu là vấn đề mấu chốt nhất của quá trình kết nối, thưa ông?

Từ góc độ của người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng sáng kiến kết nối thị trường giao dịch chứng khoán ASEAN, tôi cho rằng, việc kết nối về mặt kỹ thuật chỉ là khâu cuối cùng của quá trình kết nối. Quá trình chuẩn bị để tham gia và vận hành thị trường trong bối cảnh hội nhập ở mức độ cao như vậy mới thực sự quan trọng và là điều kiện tiên quyết để các Sở GDCK của Việt Nam thực hiện kết nối với các Sở giao dịch nước ngoài...

Vấn đề quyết định là cần có được định hướng rõ ràng ngay từ đầu của Chính phủ về việc tham gia kết nối TTCK khu vực để trước mắt, cơ quan quản lý có thể có định hướng chiến lược trong xây dựng khung pháp lý, điều chỉnh chín sách quản lý thị trường theo hướng hài hòa hóa với điều kiện chung của khu vực.

Vấn đề định hướng chính sách cần được thực hiện trước khi bàn đến các giải pháp về kỹ thuật, bởi việc việc kết nối giao dịch với thị trường nước ngoài chỉ có thể thực hiện được khi có đầy đủ các điều kiện về pháp lý và chính sách.

Được biết, UBCK đang xây dựng Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 trình bộ Tài chính và Chính phủ ban hành. Xin ông cho biết một số định hướng phát triển của thị trường theo hướng hội nhập và khuyến khích sự tham gia của NĐT nước ngoài vào TTCK trong nước?

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của UBCK năm 2011 là trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020. Theo đó phấn đấu đến năm 2015  sẽ tái cấu trúc các Sở GDCK theo mô hình hiện đại. Cải cách một bước việc áp dụng các nghiệp vụ mới theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, nghiên cứu và chuẩn bị dần các điều kiện cho việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới.

Một số lĩnh vực khi triển khai hy vọng sẽ là đòn bẩy cho sự tham gia của NĐT nước ngoài vào TTCK trong nước như hướng dẫn hoạt động quỹ đầu tư dạng mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản, quỹ hưu trí, các loại hình quỹ liên kết sản phẩm ngân hàng, bảo hiểm, hướng dẫn các nghiệp vụ giao dịch ký quỹ, bán khống, giao dịch mua bán bắt buộc (buy-in, sell-out) và giao dịch chứng khoán phái sinh.

Trước mắt, UBCK đang nghiên cứu phương án đa dạng hóa các sản phẩm, chứng khoán được chào bán ra công chúng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo quyền mua và các sản phẩm liên kết cổ phiếu khác như quỹ giao dịch theo chỉ số (ETF).

TTCK Việt Nam muốn phát triển trong xu hướng hội nhập và gắn kết với thị trường thế giới thì phải có sự đa dạng hóa về sản phẩm, dịch vụ chào bán ra công chúng. Việc phát triển các sản phẩm mới sẽ đi đôi với việc tái cấu trúc thị trường giao dịch theo mô hình xu hướng quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Hoạt động giao dịch tại các Sở giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch sẽ được cải thiện đáng kể thông qua kế hoạch nâng cấp hệ thống hạ tầng tại các Sở giao dịch và Trung tâm Lưu ký.

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN XUÂN

Các tin tức khác

>   Chứng khoán năm Mèo nhiều thách thức (29/01/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 42,95 điểm (28/01/2011)

>   Sàn chứng khoán: Tết vắng hoa đào (28/01/2011)

>   Thị trường ngày 28/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (27/01/2011)

>   UPCoM-Index giảm 0,6 điểm (27/01/2011)

>   Ngày 27/01: Khối ngoại mua ròng 154 tỷ đồng, đẩy thị trường đi lên (27/01/2011)

>   BVH: Cổ phiếu nóng và câu hỏi nóng (27/01/2011)

>   Ảm đạm chợ chứng khoán cuối năm (27/01/2011)

>   Thị trường ngày 27/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (26/01/2011)

>   Ngày 26/01: Có đến 22/29 nhóm ngành tăng điểm (26/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật