Thứ Hai, 27/12/2010 06:25

Đáng lo

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm đã lên đến 11,75%, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 7%. Như vậy, thành tích tăng trưởng GDP vượt mức kế hoạch đề ra cũng không còn nhiều ý nghĩa

* CPI tăng nằm trong dự đoán

Vào thời điểm cuối năm 2009, các chuyên gia kinh tế dự báo vấn đề của kinh tế VN năm 2010 nhiều khả năng không phải lạm phát mà sẽ là câu chuyện tỉ giá.

Vì kích đà tăng trưởng cho nền kinh tế trong bối cảnh thế giới vừa trải qua giai đoạn từ khủng hoảng đến suy thoái đã là việc rất khó, ít khả năng dẫn đến tái lạm phát. Nhưng kết quả là cả hai câu chuyện nói trên đều diễn ra với kinh tế VN.

Ngay từ quý I, lạm phát đã ở mức cao do có sự điều chỉnh giá cả một số mặt hàng thiết yếu, trong đó có giá điện. Sau nhiều nỗ lực, CPI các tháng tiếp theo tương đối ổn định nhưng đến tháng 9 đã bất ngờ vọt lên gần 2%.

“Mổ xẻ” nguyên nhân lạm phát tháng 9, các cơ quan chức năng khẳng định hiện tượng này không phải bất thường, chỉ là tăng giá nhất thời do các địa phương đồng loạt điều chỉnh học phí...

Tuy nhiên, đúng như quy luật, giá cả các tháng cuối năm có diễn biến tháng sau cao hơn tháng trước, bất chấp những nỗ lực của cơ quan điều hành. Nhìn lại diễn biến CPI cả năm sẽ thấy điều rất đáng chú ý là mặt bằng giá cả có những cú sốc hoặc tăng bất thường.

Thể hiện ở một số thời điểm, CPI tháng sau tăng gần 2% so với tháng trước, chênh lệch giữa tháng tăng cao nhất với tháng tăng thấp nhất trong năm cũng lên đến 1,5%...

Năm 2010 cũng là năm thị trường tiền tệ có nhiều bất ổn về tỉ giá. Chênh lệch giữa giá USD trong ngân hàng và thị trường tự do có lúc lên đến 2.000 đồng/USD.

Và ngay cả các ngân hàng cũng phải duy trì chính sách hai tỉ giá. Đây là mức chênh lệch quá cao vì bình thường, chênh lệch giá USD trong – ngoài chỉ là vài ba trăm đồng/USD, cá biệt có khi giá ngoài thị trường tự do còn thấp hơn so với tỉ giá ngân hàng công bố. Tính chung cả năm, chỉ số giá USD đã tăng tổng cộng 7,63%.

Đáng lo ngại nữa là con số 1,98% tăng trưởng CPI của tháng cuối năm 2010 sẽ là xuất phát điểm quá cao cho CPI của năm tới. Vì 2 tháng đầu tiên của năm 2011 rơi vào thời điểm trước và trong Tết Tân Mão, với dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trên 20% so với bình thường và khả năng thanh toán của người dân tăng lên.

Năm 2010, công tác điều hành của Chính phủ đã thể hiện sự linh hoạt. Đầu năm, mọi chính sách tập trung kích cầu để tăng trưởng. Quý III, khi khả năng lạm phát đã cận kề, Chính phủ quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm đầu tư, đưa mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu... Tuy nhiên, lạm phát cả năm vẫn “bốc hỏa” lên đến 2 con số cho thấy phải rút kinh nghiệm, không được chủ quan trong điều hành.

Tô Hà

người lao động

Các tin tức khác

>   Việt Nam năm 2010: Góc nhìn của họ (26/12/2010)

>   CPI tăng nằm trong dự đoán (26/12/2010)

>   Đầu tư công và lạm phát (26/12/2010)

>   Năm 2011: Cần chấm dứt thu hút FDI bằng mọi giá (26/12/2010)

>   Dự án 11,4 tỷ USD sắp bị thu hồi giấy phép (25/12/2010)

>   Ông Đặng Thành Tâm: "Người ta đến đầu tư chứ không phải ăn xin". (25/12/2010)

>   Sẽ khởi động dự án lọc dầu Cần Thơ? (25/12/2010)

>   Nhân công giá rẻ: Lợi thế thành bất lợi (25/12/2010)

>   Trung hoà giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô (24/12/2010)

>   CPI cả nước tháng 12 tăng 1.98%, năm 2010 tăng 11.75% (24/12/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật