Thứ Tư, 17/11/2010 21:51

Tìm 'điểm tựa' cho thị trường chứng khoán

2010 thực sự là một năm khó khăn với thị trường chứng khoán (TTCK) VN. Sau những giai đoạn Index “loanh quanh” trong biên độ hẹp thì xu hướng mà thị trường tìm tới là những đợt sụt giảm mạnh.

Biểu đồ diễn biến VN-Index từ tháng 8-11/2010

Từ giữa tháng 10, được sự hỗ trợ của yếu tố định giá (P/E - hệ số giá/thu nhập thấp), cũng như kết quả kinh doanh quý 3 “chấp nhận được” của các DN niêm yết, kỳ vọng về khả năng hồi phục của TTCK bắt đầu nhen nhóm. Tuy nhiên, một lần nữa, sự biến động không tưởng của thị trường vàng, căng thẳng trên thi trường ngoại hối, CPI tiềm ẩn nguy cơ tăng cao, chính sách tiên tệ đột ngột thay đổi lại tiếp tục thử thách TTCK.

Lạc nhịp

Những khó khăn ngay trước mắt với thị trường là khá rõ ràng, vậy đâu là yếu tố tích cực đang hỗ trợ TTCK VN ?

Thứ nhất, tín hiệu tích cực từ kinh tế và TTCK thế giới. Từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ, cùng với tăng trưởng GDP khá lạc quan (quý III/2010 tăng 2%), Fed cũng tuyên bố tiếp tục duy trì những gói kích thích kinh tế như lãi suất thấp, mua chứng chỉ quỹ dài hạn nhằm tránh nguy cơ giảm phát. Từ các nền kinh tế Châu Á, song hành với tốc độ hồi phục và tăng trưởng kinh tế khá nhanh, nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ bắt đầu có động thái thắt chặt tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. TTCK thế giới cũng phát đi tín hiệu tích cực, Dow Jones có một tháng 10 tăng điểm ấn tượng nhất kể từ 2006, S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh nhất kể từ 2003. Chứng khoán Châu Á trong tháng 10 cũng chứng kiến hàng loạt phiên tăng điểm mạnh.

Có thể thấy, những tín hiệu tích cực từ kinh tế và chứng khoán thế giới là không thể phủ nhận. Song TTCK VN trong suốt giai đoạn vừa qua dường như chịu nhiều ảnh hưởng khi có thông tin tiêu cực từ thế giới, trong khi lạc nhịp với đà tăng của những thị trường khác. Vì vậy, yếu tố hỗ trợ từ kinh tế và chứng khoán thế giới được xem cần, nhưng chưa đủ để làm điểm tựa cho thị trường VN.

Thứ hai, khối ngoại liên tục mua ròng. Tháng 10 ghi nhận giá trị mua ròng kỷ lục, cao nhất trong 6 tháng trở lại đây của giới đầu tư nước ngoài. Giá thị mua ròng đạt hơn 1,500 tỷ trên HoSE và hơn 100 tỷ tại HNX. Nhóm cổ phiếu được mua mạnh là những bluechips như DPM, BVH... Nương theo khối ngoại cũng là chiến lược được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong giai đoạn này nhằm tận dụng sóng ngắn của nhiều bluechips. Chiến lược này được đánh giá khá an toàn trong bối cảnh hiện tại. Đó là bởi những bluechips vốn có nền tảng cơ bản tốt, lại có sự hỗ trợ mua vào của khối ngoại.

Tuy nhiên động thái mua ròng của khối ngoại chưa có ảnh hưởng tích cực xét trên phạm vi toàn thị trường. Một mặt, việc mua ròng chỉ tập trung vào nhóm bluechips, mặt khác việc đỡ giá bluechips còn ảnh hưởng bóp méo thị trường khi VN index liên tục đi ngang nhưng thực tế, nhóm cổ phiếu midcap và penny đã giảm khá sâu.

Bệ đỡ mỏng manh

Những điểm tựa trong ngắn hạn cho TTCK dường như chưa đủ để “đỡ” cho khó khăn trước mắt. Kỳ vọng có lẽ cần được gửi gắm dài hơi hơn đến cuối quý 1/2011.

Thứ ba, động thái mua cổ phiếu quỹ của các Cty niêm yết – lý thuyết trò chơi giữa DN và nhà đầu tư. Trong giai đoạn tháng 10, 11, hàng loạt Cty niêm yết công bố thông tin mua lại cổ phiếu quỹ. Trong bối cảnh thị trường sụt giảm, việc mua lại cổ phiếu quỹ có thể được xem như “cuộc chơi” giữa DN và nhà đầu tư. Động thái mua lại cổ phiếu quỹ theo góc nhìn tích cực sẽ hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư, cho thấy bản thân DN tin tưởng vào khả năng tăng trưởng trong tương lai, cổ phiếu đang ở mức giá hợp lý để mua vào, cũng như hạn chế bớt nguồn cung cổ phiếu trên thị trường. Nếu như các DN thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ theo đúng như cam kết, về phía mình, giới đầu tư bình tâm hơn và cũng thực hiện mua vào cổ phiếu thì rõ ràng cả DN và nhà đầu tư đều được lợi. Dù vậy, trên thực tế, số lượng cổ phiếu các DN đăng ký mua vào là không lớn và cũng chưa có tín hiệu cho thấy sự hưởng ứng từ phía giới đầu tư.

Thứ tư, chốt NAV (giá trị tài sản ròng) của các quỹ đầu tư. TTCK trong tháng 12 thường được kỳ vọng sẽ tăng giá nhằm làm đẹp NAV của các quỹ. Thực tế, trong hai năm 2008, 2009, thị trường thường có sự phục hồi, tăng nhẹ trong thời điểm cuối năm.

Tuy nhiên, tương tự như hành động mua vào của khối ngoại, áp lực làm đẹp NAV của các quỹ phần lớn sẽ ảnh hưởng tích cực tới nhóm bluechips chứ khó kỳ vọng tác động trên phạm vi rộng. Cùng với đó, rủi ro thị trường tiếp tục giảm sau thời gian chốt NAV là có thể xảy ra.

Như vậy, những điểm tựa trong ngắn hạn cho TTCK dường như chưa đủ để “đỡ” cho khó khăn trước mắt. Kỳ vọng có lẽ cần được gửi gắm dài hơi hơn đến cuối quý 1/2011, giai đoạn được đánh giá là áp lực tăng CPI, cũng như những căng thẳng trên thị trường tiền tệ, ngoại tệ, vàng sẽ giảm bớt.

CTCK Phố Wall

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giảm nhẹ 0,01 điểm (17/11/2010)

>   Cơ hội mua vào nếu thị trường giảm thêm 5-10% (17/11/2010)

>   Hãy suy nghĩ như người đứng ngoài (17/11/2010)

>   Thâu tóm DN "Sóng ngầm" trên TTCK (17/11/2010)

>   Thời của tiền mặt (17/11/2010)

>   Cổ phiếu bất động sản có còn sức hấp dẫn? (17/11/2010)

>   OTC: Không mua, nhưng cũng không ai bán (17/11/2010)

>   Thị trường trơ đáy, cổ phiếu rẻ như rau (17/11/2010)

>   Nhà đầu tư ngoại đang chịu lỗ kép (17/11/2010)

>   Thị trường ngày 17/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (16/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật