Thứ Tư, 17/11/2010 15:58

Thâu tóm DN "Sóng ngầm" trên TTCK

Túc tắc mỗi ngày vài ngàn cổ phiếu, NĐT K ấp ủ góp  đủ số cổ phần có thể chi phối CTCP Chế tạo Biến thế và Vật liệu điện Hà Nội (BTH). Thay vì đầu tư lướt sóng, K nhắm đến bất động sản DN đang sở hữu. Không chỉ NĐT này, nhiều “đại gia” khác cũng đang chuyển hướng theo cách xâm nhập vào DN chứ không phải đầu tư tài chính.

Đích ngắm bất động sản

Với vốn điều lệ 34 tỷ đồng (Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam chiếm gần 45% vốn), EPS 4 quý gần nhất đạt 1.030 đồng, P/E lên đến 12,68 lần, có thể nói, hoạt động kinh doanh của BTH không hẳn hấp dẫn trong bối cảnh thị trường suy giảm hiện nay. Tuy nhiên, tiềm năng thực sự của DN này lại nằm ở diện tích đất đang sở hữu.

Theo bản cáo bạch của Công ty, BTH hiện đang được sử dụng gần 15.000 m2 đất tại một vị trí đắc địa tại Hà Nội. Thời hạn thuê đất khá dài trong khi nhu cầu thị trường văn phòng, căn hộ lớn nên NĐT “đại gia” muốn thu gom cổ phiếu BTH, nắm cổ phần chi phối, ngõ hầu thực hiện việc chuyển đổi công năng sử dụng mảnh đất kể trên.

Tuy nhiên, trong khi thị trường đi xuống, nhiều cổ đông lại không muốn bán ra CP giá rẻ nên khả năng mua gom được số lượng lớn CP là không nhiều. “Nhiều khi đặt giá cao cũng không mua được vì các NĐT kỳ vọng giá cao hơn. Đầu tư vào những DN tính đại chúng thấp, tính thanh khoản không cao nên phải chấp nhận chịu khó gom dần dần!”, K cho biết.

Có chỉ số cơ bản hấp dẫn hơn (EPS 2.600đ/cp, P/E 5,08 lần), CTCP Giao nhận Vận tải và Thương mại (VNL) cũng đang được một nhóm NĐT nhắm đến. Một NĐT cho biết, giá giao dịch trên thị trường hiện đang là 13.000đồng/cp, ông đã liên hệ với một lãnh đạo trong Công ty để mua 5% với giá gần 20.000đ/cp nhưng không mua được. Một số lượng lớn CP do cổ đông nhà nước và công nhân nắm giữ không bán ra nên NĐT bên ngoài muốn mua số lượng lớn là không dễ dàng. Sở dĩ NĐT nhắm đến DN này cũng do một quỹ đất lớn tại Tp.HCM mà DN này đang nắm quyền sử dụng.

Trên sàn Hà Nội, một mã CP khá tiềm năng là CTCP Licogi 18 (L18) cũng đang được NĐT mua gom. Động thái mua gom không chỉ xuất phát từ các chỉ số cơ bản khá tốt như: EPS 4 quý gần nhất 5.520 đồng/cp, P/E 3,86 lần, mà còn vì L18 đang triển khai nhiều dự án lớn tại những khu vực tiềm năng.

Trong khi giá CP công ty chứng khoán đang rớt thảm hại (AVS, CTS xuống dưới mệnh giá), một NĐT cho biết sẵn sàng trả giá 12.000đ/cp để mua số lượng lớn cổ phần CTCK Đại Nam. Tuy nhiên, DN này lại dành bán CP cho các đối tác khác với giá l0.000đ/cp. “Sở dĩ đặt mục tiêu mua giá cao hơn là muốn vào điều hành DN”, NĐT kể trên cho biết.

Ngày 12/11, lần đầu tiên sau hơn 1 năm, HNX-Index đã xuống dưới mức 100 điểm. Nhiều cổ phiếu của các DN có quy mô vốn nhỏ tại sàn này đã có giá giảm xuống 1x, thậm chí chưa đến 1x. Đó là cơ hội cho những NĐT mua gom, thâu tóm DN

Không dễ đạt được mục tiêu

Ông Tôn Long Ngà, Chủ tịch HĐQT BTH cho biết, hiện cổ đông nhà nước là Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam chiếm gần 45% vốn điều lệ. Trừ tiếp lượng CP của các đối tác chiến lược và các cá nhân nắm vị trí chủ chốt bị hạn chế chuyển nhượng, phần còn lại được giao dịch trên thị trường.

Theo ông Ngà, DN đã lên sàn rồi, NĐT muốn mua bao nhiêu cổ phiếu của DN là tuỳ ý họ, DN không can thiệp được. Trường hợp NĐT lớn tham gia vào HĐQT thì cũng phải tuân theo Luật. Nhưng để gom được một số lượng CP đủ lớn cũng không dễ khi mức độ đại chúng của Công ty không cao.

Một vụ thâu tóm đang thu hút sự chú ý diễn ra giữa CTCP Sản xuất thương mại Thành Thành Công và CTCP dường Ninh Hòa (NHS). HĐQT NHS mới đây đã có văn bản đồng  ý đề nghị chào mua công khai nâng tỷ lệ sở hữu từ trên 23% lên 51% tại NHS của Thành Thành Công.

Ông Phạm Đình Mạnh Thu, Chủ tịch HDQT NHS cho biết, quan hệ mua - bán đường, mật giữa hai công ty ngày càng phát triển cùng với hệ thống 15 chi nhánh - cửa hàng trải dài từ bắc tới Nam của Công ty Thành Thành Công, giúp nâng cao sản lượng và thương hiệu của NHS. Đó là lý do chính khiến NSH chấp thuận cho Công ty Thành Thành Công thâu tóm.

Một số chuyên gia tài chính cho biết, lúc TTCK giảm sâu là cơ hội cho việc mua gom CP với số lượng đủ lớn để tham gia vào ban lãnh đạo DN. Nhưng đây là điều không đơn giản, bởi thông thường, ban lãnh đạo DN luôn cố giữ quyền kiểm soát một tỷ lệ cổ phần nhất định và đặc biệt, bài toán hậu thâu tóm DN có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận của các bên chứ không phụ thuộc vào ý chí của người có tiền.

Nguyên Thành

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Thời của tiền mặt (17/11/2010)

>   Cổ phiếu bất động sản có còn sức hấp dẫn? (17/11/2010)

>   OTC: Không mua, nhưng cũng không ai bán (17/11/2010)

>   Thị trường trơ đáy, cổ phiếu rẻ như rau (17/11/2010)

>   Nhà đầu tư ngoại đang chịu lỗ kép (17/11/2010)

>   Thị trường ngày 17/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (16/11/2010)

>   UPCoM-Index mất mốc 40 điểm (16/11/2010)

>   Vật vã “cai chứng”! (16/11/2010)

>   Chứng khoán đang mò đáy (16/11/2010)

>   Thị trường ngày 16/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (15/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật