Thứ Tư, 17/11/2010 06:39

Giao dịch tiền mặt, dễ rửa tiền

Đó là nhận định của ông Trần Văn Thành, điều phối viên quốc gia chương trình chống rửa tiền của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC) tại VN, bên lề hội thảo “Phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản” vừa diễn ra ở TPHCM

. Phóng viên: Ông có thể phác thảo đôi nét về hoạt động của tội phạm rửa tiền tại VN hiện nay?

- Ông Trần Văn Thành: Hoạt động rửa tiền thông qua giao dịch chứng khoán, ngân hàng hay bất động sản... cũng tương tự như tài trợ khủng bố, nó có nguồn gốc từ đồng tiền “bẩn”, phi pháp và đều được liệt vào nhóm tội phạm nghiêm trọng. Với thói quen giao dịch tiền mặt, VN đang là điểm đến của bọn tội phạm rửa tiền quốc tế. Nạn rửa tiền có mối liên hệ chặt chẽ với tham nhũng, buôn bán ma túy và buôn lậu vũ khí.

Tháng 5-2007, VN tham gia Nhóm các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG). Một năm sau, tổ chức này đánh giá cơ chế phòng chống rửa tiền ở nước ta.

Tuy đây là vấn đề rất mới nhưng với hoàn cảnh thị trường mua bán tiền mặt được mặc nhiên thừa nhận như ở nước ta rất thuận lợi cho hoạt động rửa tiền của bọn tội phạm và ngược lại, công tác đấu tranh, phòng ngừa của cơ quan chức trách lại vô cùng khó khăn.

Đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hay sản phẩm trị giá cao như ô tô, kim loại quý, đá quý... là những lựa chọn phổ biến của các đối tượng muốn tẩy rửa đồng tiền “bẩn” chúng có được từ hoạt động phạm pháp trước đó.

. Chu kỳ làm sạch tiền “bẩn” được thực hiện ra sao?

- Tiền thu được từ những hoạt động phi pháp ở nước ngoài (ví dụ như trồng cần sa, buôn bán ma túy, buôn lậu vũ khí...) được chuyển đến nước thứ hai bằng “người vận chuyển”, thông qua nhà cung cấp dịch vụ công ty để lập ra các công ty danh nghĩa ở một đất nước thứ ba rồi chuyển tiền về “đầu tư”. Từ đây, tiền được chuyển trở lại nước thứ nhất.

Điểm yếu nhất của bọn rửa tiền là giai đoạn sắp xếp. Khi chúng cố tìm cách xử lý số tiền mặt cồng kềnh bằng các giao dịch tiền gửi, vận chuyển sang nước khác, sử dụng sòng bạc hoặc mua tài sản có giá trị lớn.

Chính tại giai đoạn này, cơ quan chức năng dễ thu thập chứng cứ, ngăn chặn chuyển tiền hoặc chấm dứt quá trình rửa tiền thông qua việc thu giữ tài sản, bắt giữ đối tượng.

. Vậy VN đã ứng phó ra sao, thưa ông?

- Cách đây 3 năm (tháng 7-2007) đã có dự án tăng cường năng lực các cơ quan pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng chống rửa tiền tại VN. Chính phủ đã giao Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan cùng phối hợp triển khai dự án trong vòng 4 năm (sẽ kết thúc vào năm 2011). Qua hơn 3 năm thực hiện, chúng tôi đã tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho hơn 1.000 nhân sự ở các cơ quan hành pháp và tư pháp.

Năm 2009, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống rửa tiền đã được thành lập do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm trưởng ban. Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký quyết định ban hành kế hoạch quốc gia về phòng chống rửa tiền giai đoạn 2010 - 2011, phân công hành động cụ thể cho các bộ, ban, ngành.

Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đã đưa vào tội danh rửa tiền tại điều 251, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

Bốn nhóm hành vi của tội rửa tiền

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó.

- Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

- Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Quý Lâm thực hiện

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   "Cứ loay hoay vàng, đôla, đất nước sẽ đi xuống… ruộng" (16/11/2010)

>   Cấp phép công ty kiểm toán, không đồng thuận trao quyền cho Bộ Tài chính (16/11/2010)

>   Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của tiền đồng (15/11/2010)

>   Cần luật hóa giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập? (14/11/2010)

>   Bài toán hài hòa giữa vàng, USD, lãi suất: Giải thế nào? (14/11/2010)

>   Chủ động ổn định thị trường vàng và tiền tệ (13/11/2010)

>   Luật hóa dịch vụ kiểm toán (12/11/2010)

>   Chính sách tài khóa chưa minh bạch (11/11/2010)

>   Đằng sau những quyết sách điều hành (11/11/2010)

>   Công ty Mỹ muốn lập trung tâm thông tin tín dụng (10/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật