Thứ Sáu, 19/11/2010 07:27

Gánh nặng lãi suất và chứng khoán

Chỉ số chứng khoán trên HoSE phiên giao dịch ngày 18/11 đã tăng trở lại mốc 430 điểm. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại lãi suất cao và dòng tiền yếu vẫn đang đè nặng lên các nhà đầu tư.

Điều này không hẳn không có lý khi hiên nay nhà băng đua nhau hút tiền tiết kiệm bằng nhiều cách và tăng lãi suất cho vay chóng mặt.

Dòng tiền vẫn khó

Tại phòng giao dịch một ngân hàng đóng trên đường Phan Đình Phùng Hà Nội, nhân viên ngân hang chào lãi suất khoản tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng tới 13,4%. Nếu số tiền gửi trên 1 tỷ đồng, thời hạn 3 tháng trở lên thì lãi suất tới 13,9%. Tất nhiên, trên bảng niêm yết lãi suất tiền gửi vẫn chỉ là 12%. Những khoản lãi cao như vậy theo giải thích của ngân hang chỉ áp dụng với khách VIP. Nếu như nhà băng huy động mức lãi suất này, thì sau khi trừ chi phí. Lãi suất đầu ra phải lên tới 18-20%, ngân hàng mới có lãi.

Cũng chính vì đầu vào tăng cao nên đầu ra tại các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh. Nếu như khoản vay mua nhà của một ngân hàng nước ngoài được chào lãi suất trước đây khoảng 15,5% thì nay là 19%. Nhân viên ngân hàng trước kia săn đón khách hàng thường xuyên gọi điện chăm sóc, đón hỏi nhu cầu và giục làm hồ sơ thì nay không còn mặn mà như trước.

Thông thường, với các khoản vay tiêu dùng sẽ có một tỷ trọng chảy vào lĩnh vực chứng khoán, nay với lãi suất cao như trên, thị trường lại đang đổ dốc, khả năng tiền chảy ra kênh đầu tư này được các Cty chứng khoán nhận định là khó xảy ra. Hơn thế, lãi suất cao theo ghi nhận của phóng viên lại là lý do không ít khách VIP của các Cty chứng khoán vốn vẫn thường xuyên để tiền trên tài khoản và hưởng lãi suất không kỳ hạn thì nay rút hẳn và chuyển vào ngân hàng. Phó tổng giám đốc một Cty chứng khoán cho hay, Cty ông có khoản tiền khoảng 100 tỷ đồng, hiện nay khách hàng không dùng đòn bẩy mà cũng chẳng mua bán, ứng trước nên Cty đã rút ra khoảng 70 tỷ đồng, ném vào ngân hàng lấy lãi để trang trải chi phí. Dòng tiền cho chứng khoán đã eo hẹp càng hẹp hơn.

DN cũng lao đao

Một nỗi lo nữa đến với các nhà đầu tư là gánh nặng lãi suất khiến hoạt động DN chịu ảnh hưởng nặng nề do phần lớn DN tại VN hiện phụ thuộc rất lớn vào vốn ngân hàng. Theo một báo cáo mới đây của Cty chứng khoán Bảo Việt, nhiều DN lớn trên thị trường như HAG, CII, MPC, POM... có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao và khoản vay có lãi suất biến động theo thị trường. Rõ ràng, chi phí cao thì lợi nhuận DN sẽ giảm tương ứng và dẫn đến độ kém hấp dẫn của giá cổ phiếu. EPS (lợi nhuận thu nhập/cổ phiếu) tương lai mới là điều nhà đầu tư nên tính đến thay vì chỉ nhìn vào quá khứ.

Khi vay nợ khó khăn và chi phí cao, căn bệnh lạm phát hành lại được thổi bùng lên dù thị trường đang rất ảm đạm. Kế toán trưởng một DN niêm yết từ hai tháng nay chạy đôn chạy đáo lo hoàn thiện thủ tục xin tăng vốn bằng cách phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1. Ông cho biết, không tăng vốn kịp trong năm nay, Cty sẽ rất khó khăn vì số tiền vay để thực hiện dự án sắp đến thời hạn đáo nợ, lãi suất được điều chỉnh lên rất cao do DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Được cấp phép hôm trước, ngay một vài hôm sau DN này đã thông báo ngày chốt quyền để làm thủ tục tăng vốn, cho kịp chạy đua thời gian nộp tiền còn trả nợ.

Ngay mới đây thôi, trên một vài diễn đàn chứng khoán nhà đầu tư đã bày tỏ rất bức xúc khi Cty TDC, tăng vốn gấp 4 lần lên 1.000 tỷ đồng, bằng vốn của một ngân hàng. Nguồn cung thừa, trong khi cầu thắt chặt do dòng tiền suy yếu sẽ khó tạo động lực cho thị trường tăng trưởng.

Nhìn lại động thái của NHNN trong vài ngày qua, thông qua thị trường mở cơ quan này đã rót hơn 100.000 tỷ đồng cho các ngân hàng và phần nào làm hạ nhiệt cơn sốt lãi suất. Nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, do đây là hoạt động cấp cứu thanh khoản nên việc bơm tiền ra sẽ phải hút lại (kỳ hạn phổ biến là 7 ngày và 14 ngày), việc căng thẳng lại suất chưa có nhiều khả năng giảm bớt.

Thị trường xét một cách căn bản thì đã rớt rất sâu, giá nhiều mã cổ phiếu rơi về vùng 350 điểm nhưng với diễn biến phía trước chưa có giải pháp can thiệp của NHNN một cách dài hạn thì giá cổ phiếu đã rẻ, nhiều người còn cho rằng sẽ rẻ nữa và dửng dưng với thị trường.

Phạm Lan

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 19/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (18/11/2010)

>   Thị trường chứng khoán: Vào hay ra? (18/11/2010)

>   UPCoM-Index tăng 0,89 điểm (18/11/2010)

>   Cổ phiếu rẻ hơn vé số (18/11/2010)

>   Chứng chỉ quỹ: Đi tìm sự nhìn nhận (18/11/2010)

>   Đến lượt VF1 bị tuýt còi do bán chui cổ phiếu (18/11/2010)

>   Bốn lực mua và cơ hội tại ngưỡng hỗ trợ 420 điểm (18/11/2010)

>   Chờ tia sáng cuối đường hầm! (18/11/2010)

>   Cơ hội không chia đều! (18/11/2010)

>   Thị trường ngày 18/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (17/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật