Technical View
Thị trường: Tuần 06 - 10/09/2010
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).
* Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 06 - 10/09/2010
1. Chiến lược đầu tư:
1.1. Phân tích định lượng:
Tỷ trọng danh mục đề nghị theo Mô hình Định lượng(*) (Quantitative Model) của chúng tôi là: 72.36% cash/ 27.64% stocks.
Chiến lược điếu tiết danh mục hiện tại vẫn là tiếp tục bán để hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản. Rủi ro của thị trường theo mô hình định lượng đang ở mức khá cao. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh và mạnh của tỷ trọng tiền mặt trong mô hình.
Ngoài ra, Risk Measuring System (đo lường khả năng thua lỗ) cũng đang ở mức cao: 61.7412%
Giá trị điểm chặn (Limit of %Stocks in Portfolio) của Mô hình Định lượng là 31.0156%. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu về gần mức 32% đang được ủng hộ.
Rủi ro của thị trường đang tăng dần lên. VÌ vậy, chiến lược trong các phiên tối nếu tăng điểm sẽ là dịch chuyển từ một danh mục có tỷ lệ cổ phiếu cao sang danh mục có tỷ lệ tiền mặt cao.
(*) Mô hình Định lượng (Quantitative Model) là mô hình được Bộ phận Phân tích Kỹ thuật Vietstock xây dựng dựa trên những xu hướng của phân tích kỹ thuật hiện đại nhằm lượng hóa các yếu tố kỹ thuật để phục vụ cho công việc đầu tư.
1.2. Phân tích kịch bản thị trường:
Với sự xuất hiện của một mẫu hình nến đảo chiều, khả năng có những sự điều chỉnh trong tuần sau là khá lớn. Thị trường vẫn trong một xu hướng downtrend và khả năng xu hướng này sẽ trở nên mạnh hơn nếu như xuất hiện những phiên thoái lùi vào tuần sau
1.3. Chiến lược trading cho từng nhóm danh mục:
- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Việc bán ra trong những đợt phục hồi (nếu có) vào đầu tuần sau vẫn được ủng hộ. Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản cho nhóm nhà đầu tư này khi mà rủi ro giảm điểm ngắn hạn vẫn còn.
- Danh mục cân bằng: Nên xem xét bán nhẹ những mã cổ phiếu đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng và cắt lỗ những mã có mức thua lỗ không lớn để chuyển về trạng thái nắm giữ nhiều tiền mặt.
- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Đây là nhóm nhà đầu tư có tỷ trọng danh mục lý tưởng nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu chưa giải ngân trong đợt sụt giảm vừa qua thì những nhà đầu tư thuộc nhóm này có thể giải ngân mạnh khi giá test lại vùng 415 – 450 điểm.
2. Phân tích chi tiết các thị trường:
2.1. Thị trường Việt Nam:
VN-Index – Hammer xuất hiện
Tín hiệu này cho thấy có khả năng thị trường sẽ tích lũy vào tuần sau. Việc tăng điểm 5 phiên liên tiếp với sự bứt phá rất mạnh của nhiều mã cổ phiếu đã phần nào giải tỏa được tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, liệu rằng có nên mua vào bằng mọi giá tại thời điểm này? Chúng tôi cho rằng câu trả lời là không.
Thứ nhất, thông thường sau một đợt tăng mạnh, thị trường cần có vài phiên tích lũy để có thể tiếp tục bứt phá.
Thứ hai, như chúng tôi đã có đề cập, khối lượng gia tăng mạnh không phải là tín hiệu tốt cho một sự tăng trưởng bền vững. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam khi khối lượng giao dịch đột biến thì thường là các phiên đỉnh.
Chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng trung hạn của thị trường và vẫn nghĩ rằng đây vẫn có thể là thời điểm tốt để mua đối với trường phái đầu tư giá trị. Tuy nhiên, nếu là một nhà đầu tư ngắn hạn thì cơ hội mua có lẽ đã qua đi kể từ sau khi giá rời khỏi vùng 420 – 430 điểm.
HNX-Index – Sự phân phối đang diễn ra
Sự đột biến về mặt khối lượng giao dịch trong hai phiên gần đây gây ra sự lo ngại khá lớn về khả năng đây là những phiên phân phối của thị trường.
Mặt khác, giá đang ở khá gần ngưỡng kháng cự Fibonacci Retracement 161.8%. Điều này cũng khiến cho khả năng bứt phá mạnh của chỉ số này vào đầu tuần sau là khá thấp.
Việc mua vào trở lại chỉ nên xem xét khi giá test lại vùng 105 – 125 điểm.
2.2. Thị trường Mỹ:
Dow Jones – SMA 300 đã bị phá vỡ hoàn toàn?
Mặc dù trong các phiên giao dịch gần đây thị trường Việt Nam có những sự biến động khá ngược chiều với thị trường Mỹ nhưng rõ ràng khó mà phủ nhận sự tác động của thị trường này đến triển vọng của VN-Index. Như chúng tôi đã có đề cập, đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm của thị trường Mỹ.
Giá đã dao động bên dưới SMA 300 được tất cả 6 phiên. Vì vậy, khả năng giằng co và tích lũy đang ở mức khá cao. Nếu như trong các phiên còn lại trong tuần giá vẫn không thể vượt lên trên đường này thì khả năng có điều chỉnh vào tuần sau là khá lớn.
2.3. Thị trường Châu Á:
Nikkei 225 – Đang test ngưỡng chống đỡ cuối cùng
Nguy cơ phá vỡ những ngưỡng chống đỡ cuối cùng trong trung hạn lại quay trở lại với thị trường Nhật Bản. Sự thoái lùi mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 31/08/2010 đã làm cho giá chạm vào ngưỡng Fibonacci Retracement và Internal Trendline. Nếu như các ngưỡng này cũng bị đổ vỡ thì khả năng downtrend của thị trường Nhật Bản sẽ ngày càng mạnh hơn.
Hang Seng Index – Downtrend đang tiếp tục
Sự xuất hiện của candlesticks đặc đã báo hiệu khá chính xác phiên giảm điểm mạnh của thị trường Trung Quốc. Nó cho thấy khả năng phục hồi tiếp tục của thị trường Trung Quốc đang ở mức khá thấp. Sự thận trong vẫn nên được tiếp tục trên thị trường này.
2.4. Thị trường Châu Âu:
FTSE 100 – Xuất hiện candlesticks đảo chiều
Một mẫu hình candlesticks đảo chiều điển hình đã xuất hiện trên FTSE 100. Điều này cho thấy khả năng phá vỡ internal trendline đang ở mức thấp. Vì vậy, khả năng có thêm vài phiên rung lắc trên thị trường chứng khoán Châu Âu là rất cao.
Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT
|