Chủ Nhật, 19/09/2010 15:00

Technical View – Thị trường: Tuần 20 - 24/09/2010

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

1. Chiến lược đầu tư:

1.1. Phân tích định lượng:

Tỷ trọng danh mục đề nghị theo Mô hình Định lượng(*) (Quantitative Model) của chúng tôi là: 77.4516% cash/ 22.5484% stocks.

Chiến lược điều tiết danh mục vẫn không có thay đổi lớn. Việc giữ nguyên trạng thái tài khoản ở mức thặng dư nhiều tiền mặt tiếp tục được ủng hộ.

Giá trị điểm chặn (Limit of %Stocks in Portfolio) của Mô hình Định lượng là 24.1125%. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu về gần mức 25% đang được ủng hộ.

(*) Mô hình Định lượng (Quantitative Model) là mô hình được Bộ phận Phân tích Kỹ thuật Vietstock xây dựng dựa trên những xu hướng của phân tích kỹ thuật hiện đại nhằm lượng hóa các yếu tố kỹ thuật để phục vụ cho công việc đầu tư.

1.2. Phân tích kịch bản thị trường:  

Kịch bản điều chỉnh vẫn đang tiếp tục. Những piên giao dịch giằng co gần đây mang tính chất pullback nhiều hơn là sự phục hồi thực sự.

Chiến lược thích hợp trong giai đoạn này là mua nhẹ (1/3) khi giá test lại vùng đáy cũ 400 – 420 điểm.

1.3. Chiến lược trading cho từng nhóm danh mục:

- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Việc bán ra trong những đợt phục hồi (nếu có) vẫn tiếp tục được ủng hộ. Điều này cần được thực hiện một cách mạnh mẽ trong các phiên sắp tới vì khả năng sụt giảm mạnh vẫn còn

- Danh mục cân bằng: Chiến lược đề nghị là nên bán ra từ từ những mã cổ phiếu đã có lời nếu thị trường tăng điểm trở lại để phòng ngừa rủi ro. Việc tiếp tục nắm giữ không phải là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay vì xu hướng thị trường chưa thực sự rõ ràng.

- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Đây là nhóm nhà đầu tư có tỷ trọng danh mục lý tưởng nhất trong giai đoạn hiện nay. Nếu chưa giải ngân trong đợt sụt giảm vừa qua thì những nhà đầu tư thuộc nhóm này vẫn có thể có cơ hội giải ngân (1/3 vốn) khi giá test lại vùng 400 – 445 điểm. Với tỷ trọng tiền mặt trong tài khoản đang ngày càng hạ thấp thì chiến lược mua ròng sẽ là chủ đạo cho nhóm nhà đầu tư này trong tương lai gần.

2. Phân tích chi tiết các thị trường:

2.1. Thị trường Việt Nam:

VN-Index – Đang trong giai đoạn quyết định xu hướng

Giá đang trong giai đoạn tìm kiếm xu hướng. Sự phá vỡ các ngưỡng chống đỡ quan trọng như SMA 100, SMA 200, Fibonacci Retracement 38.2%... đã khiến cho khả năng phục hồi mạnh của thị trường thấp đi đáng kể.

Chính vì vậy, một trong những điều mà giới phân tích kỹ thuật quan tâm là những ngưỡng cản này có bị phá vỡ hay không? Nếu thực sự giá có thể phá vỡ được những ngưỡng rất mạnh này (tương đương vùng 480 – 520 điểm) thì thị trường sẽ có sự thay đổi lớn về xu hướng. Còn nếu như tình trạng giằng co bên dưới các ngưỡng cản mạnh vẫn tiếp tục trong thời gian tới thì khả năng có những phiên rung lắc mạnh sẽ được nâng cao.

Chưa bao giờ xu hướng ngắn hạn trở nên khó dự đoán như thời điểm này. Chúng tôi cho rằng việc tập trung dự đoán các dao động ngắn hạn sẽ không đem lại nhiều kết quả. Nhà đầu tư nên có cái nhìn dài hơi hơn và đầu tư với chu kỳ dài hơn. Chiến lược đầu tư dài hạn và giải ngân từ từ nhiều khả năng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

 

 

HNX-Index – Khả năng phá vỡ Fibonacci Retracement 161.8% khó xảy ra

Quá trình tích lũy vẫn đang tiếp tục. Điều này cho thấy sự vội vã mua va2okho6ng phải là chiến lược tốt trên HNX vì khả năng phá vỡ ngưỡng kháng cự Fibonacci Retracement 161.8% vẫn đang ở mức khá thấp. Vùng mua lý tưởng trong thời gian tới là vùng 90 – 115 điểm.

 

 

2.2. Thị trường Mỹ:

Dow Jones – Sự bứt phá liệu có tiếp tục

Như chúng tôi đã từng đề cập trong báo cáo trước, những phiên giao dịch giằng co đang chi phối thị trường Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu của điều này là lực cản từ vùng 10,700 – 11,000 điểm. Những candlesticks đảo chiều vẫn liên tục xuất hiện là một dấu hiệu thực sự không tốt.

SMA 100 và SMA 300 sẽ cho tín hiệu bán trong vài tuần tới. Vì vậy sự thận trọng sẽ tiếp tục chi phối thị trường này. Chúng tôi không bi quan nhưng chúng tôi thực sự cho rằng việc mua mạnh tại thời điểm này là điều không nên.

 

 

2.3. Thị trường Châu Á:

Nikkei 225 – Pullback hay phục hồi bền vững?

Nhiều khả năng thị trường Nhật Bản đang đi vào quá trình tạo đỉnh khi mà các chỉ số dao động đang duy trì ở mức cao. Lực nén của SMA 200 và SMA 300 sẽ mạnh hơn trong các phiên tới. Khả năng sideway và điều chỉnh của Nikkei 225 là khá cao.

 

 

Hang Seng Index – Có thể phá vỡ kênh giá giảm

Đây có thể là một tín hiệu đáng chú ý nhất của thị trường Trung Quốc tại thời điểm này. Nếu như thực sự có thể phá vỡ được kênh giá giảm thì khả năng phá vỡ đợt giảm giá trung hạn kéo dài gần 8 tháng nay là rất lớn.

 

 

2.4. Thị trường Châu Âu:

FTSE 100 – Đảo chiều nhẹ

Sự đảo chiều nhẹ trong các phiên vừa qua cho thấy khả năng rung lắc mạnh có thể được nâng cao trong các phiên tới. Các chỉ số dao động trung hạn cũng đã lên đến mức overbought nên sự thận trọng là cần thiết trong giai đoạn này.

 

 

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tuần 13 - 17/09 (10/09/2010)

>   Technical View - Thị trường: Tuần 13 - 17/09 (10/09/2010)

>   CK thế giới: Thời điểm hợp lý để đánh cược? (04/09/2010)

>   Doanh nghiệp tuần 06 - 10/09/2010 (03/09/2010)

>   Thị trường: Tuần 06 - 10/09/2010 (04/09/2010)

>   Doanh nghiệp tuần 30/08 - 03/09 (27/08/2010)

>   Thị trường tuần 30/08 - 03/09 (27/08/2010)

>   Cơ hội tạo đáy trong năm 2010? (24/08/2010)

>   Doanh nghiệp tuần 23 - 27/08/2010 (20/08/2010)

>   Thị trường tuần 23 - 27/08/2010 (20/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật