Thứ Năm, 23/09/2010 06:56

Bảo hiểm vi mô, khó nhiều bề!

Việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người nghèo đã và đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và các cơ quan chức năng, vì việc này hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo.

Tuy nhiên, phát triển bảo hiểm vi mô không hề dễ dàng, vì đa số doanh nghiệp đang kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chưa muốn cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô. Bởi lẽ, không chỉ phải thay đổi một phần chiến lược kinh doanh, mà các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải thay đổi sản phẩm theo hướng đơn giản và cắt giảm chi phí cho phù hợp với đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp. Trong khi đó, thị trường bảo hiểm dành cho những đối tượng thượng lưu và trung lưu dễ thâm nhập và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được chọn thí điểm triển khai mô hình bảo hiểm vi mô, sau một thời gian triển khai sản phẩm này cho người nghèo tại hai tỉnh Hải Phòng và Tiền Giang, đầu năm 2010, Manulife Việt Nam đã mở rộng triển khai sang các tỉnh Bắc Giang, Bến Tre, Nam Định và Đồng Tháp, với kết quả triển khai ban đầu tương đối khả quan.

Được biết, doanh thu phí bảo hiểm thường niên của hợp đồng khai thác mới trong 6 tháng đầu năm 2010 của Manulife Việt Nam đạt hơn 195 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu phí bảo hiểm và ký quỹ đạt 666,4 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Mức tăng trưởng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2010 là do mệnh giá hợp đồng tăng, sự tăng trưởng của đội ngũ đại lý và đóng góp từ các kênh phân phối khác, đặc biệt bảo hiểm vi mô đóng góp 8% trong kinh doanh.

Giữa tháng 5/2010, CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp tại Thanh Hóa. Hai sản phẩm bảo hiểm dành cho người nghèo mang tên Bảo hiểm sức khỏe toàn diện và Bảo hiểm đảm bảo khoản vay đã chính thức được ra mắt.

Tuy nhiên, thực tế triển khai thí điểm vừa qua cũng đã nảy sinh một vài vấn đề. Do bảo hiểm vi mô cung cấp cho người nghèo nên phí bảo hiểm rất thấp. Vì vậy, tìm ra một kênh phân phối thực sự hiệu quả để bán sản phẩm bảo hiểm vi mô tới tận tay người dân nông thôn đang là bài toán khó cho các công ty bảo hiểm muốn phát triển sản phẩm này. Việc các doanh nghiệp bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm vi mô không thông qua đại lý, mà chỉ thông qua các hội, đoàn thể nên công tác thu phí hàng tháng cũng là một vấn đề nan giải. Bởi lẽ, địa bàn nông thôn không giống như thành phố, người dân sống ở các địa hình khác nhau nên việc tiếp cận được họ để giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng đã khó, mà thu tiền phí lại càng khó khăn hơn. Trong khi đó, cùng với tiếp thị, việc cung cấp sản phẩm là một trong những hoạt động chiếm nhiều chi phí nhất khi tiến hành sản phẩm mới. Thậm chí, một nhà cung cấp bảo hiểm vi mô có thể tiêu tốn tới 90% tổng số phí thu được cho việc cung cấp sản phẩm và thu phí trong năm đầu tiên.

Theo ông Philip Hampden-Smith, Phó tổng giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Manulife, tại thời điểm này, việc phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô chưa phải là hoạt động kinh tế, mà là hoạt động xã hội. Những gì Manulife Việt Nam làm chính là nâng cao sự hiểu biết trong cộng đồng nông thôn về nhu cầu được bảo hiểm.

Tại hội nghị về bảo hiểm vi mô được tổ chức mới đây tại TP. HCM, đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam cho rằng, mặc dù nhu cầu về sản phẩm này đối với người dân Việt Nam là khá lớn, nhưng để triển khai nhân rộng mô hình này không hề dễ dàng. Có hai vấn đề đặt ra: đầu tiên là tổ chức quản lý công tác chi trả bảo hiểm và phục vụ khách hàng đối với đối tượng thuộc tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội; thứ hai là xem xét những đòi hỏi phải cải tiến công tác phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư nói trên.

Theo đại diện Hội liên hiệp Các hãng bảo hiểm Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra những chính sách điều tiết cho lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt này, xóa bỏ những trở ngại, khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường thông qua việc miễn thuế và khuyến khích đối với các đại lý, cộng đồng, tổ chức và các công ty bảo hiểm. Đồng thời, thực hiện các chương trình giáo dục thị trường một cách hiệu quả thông qua các kênh quảng cáo truyền thông miễn phí hoặc được trợ giá.

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thị trường tái bảo hiểm bắt đầu sôi động (17/09/2010)

>   Bảo hiểm trực tuyến: Việt Nam không nằm ngoài xu hướng thế giới (15/09/2010)

>   Bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân: Nhà nước sẽ vào cuộc (15/09/2010)

>   Cần lắm bảo hiểm nông nghiệp (14/09/2010)

>   Mua bảo hiểm xe cơ giới gặp rủi ro: Chỉ biết kêu trời! (09/09/2010)

>   Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tiềm năng bỏ ngỏ (08/09/2010)

>   Bancassurance vẫn ở dạng thăm dò thị trường (07/09/2010)

>   Đại lý bảo hiểm: 80% bỏ việc từ năm đầu tiên (02/09/2010)

>   Cạnh tranh khai thác bảo hiểm xe cơ giới vào hồi khốc liệt (31/08/2010)

>   Bảo hiểm con người: Mỗi “nhà” một lối đi riêng (28/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật