Thứ Sáu, 17/09/2010 09:55

Ẩn số vĩ mô

TTCK sau đợt phục hồi ngắn lại rơi vào trầm lắng. Theo các chuyên gia phân tích của CTCK Mê Kông vẫn còn một số quan ngại trong ngắn hạn về tình hình vĩ mô. Với ẩn số Thông tư 13, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia lại cho rằng tiêu chuẩn còn cao hơn cả chuẩn quốc tế.

Những ẩn số ngắn hạn

Ông David Kadarauch - GĐ khối phân tích của CTCK Mê Kông tại buổi hội thảo ngày 16.9 - cho rằng trên toàn thế giới, niềm tin về sự phục hồi kinh tế đang trở lại: “Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ không xảy ra như mọi người nghĩ tại thời điểm 3 tháng trước đây. Trong thời gian tới, các thị trường mới nổi sẽ là động lực phát triển cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ là một điểm đến của các dòng vốn đầu tư vì là một trong những thị trường rẻ nhất thế giới, ngang với Pakistan và Nga”.

Tuy nhiên, những ẩn số sẽ tác động trong ngắn hạn, theo chuyên gia có thể xác định 5 vấn đề. Thứ nhất là chính sách giảm giá tiền đồng từ từ, nhưng với khoảng cách ngắn dần qua các năm của NHNN gây ra tâm lý lo ngại cho các NĐTNN khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, tỉ lệ lạm phát vẫn là điều đáng lo ngại do ảnh hưởng từ đợt tăng giá lương thực trên toàn thế giới, khi mà tỉ trọng các mặt hàng lương thực là rất cao trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam.

Thứ ba, thâm hụt ngân sách của Việt Nam vào khoảng 7% GDP là khá cao so với kỳ vọng. Thứ tư, “số liệu thực tế về dự trữ ngoại hối chưa được công bố công khai và theo tính toán của tôi thì có thể nằm đâu đó gần 10 tỉ đô, con số này là khá thấp” - ông Kadarauch nhận định.

Yếu tố cuối cùng, theo chuyên gia này chính là sự rõ ràng trong việc áp dụng Thông tư 13. Các quy định mới được đánh giá là tốt nhưng việc chưa rõ ràng trong quyết định cuối cùng lại đang gây tâm lý hoang mang trong NĐT. Điều quan trọng là thị trường thích sự rõ ràng, rất lo ngại sự không chắc chắn. Tuy nhiên, ông David Kadarauch cũng cho rằng đây chỉ là những khúc mắc ngắn hạn. Còn về dài hạn, TTCK Việt Nam rất có triển vọng vì giá rẻ. Khi mức lợi nhuận từ TTCK cao hơn lợi nhuận tiền gửi, các dòng vốn sẽ tìm đến.

Thông tư 13: Nhiều điểm cao hơn cả Basel III?

Ngày 12.9 vừa qua, 27 thống đốc các ngân hàng trung ương và các nhà giám sát ngân hàng hàng đầu thế giới đã đạt được thỏa thuận mới về chuẩn Basel III. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong buổi trao đổi với các NĐT chiều ngày 16.9 - lại cho rằng, nhiều phương tiện truyền thông đã truyền đạt sai những thay đổi của chuẩn mới này.

“Khung tiêu chuẩn này khác hoàn toàn những gì truyền thông đã đưa như nâng tỉ lệ an toàn vốn lên nhiều % nữa. Basel III vẫn duy trì tỉ lệ an toàn vốn ở mức 8%. Cái thay đổi là trước đây, trong số 8% đó thì một nửa (4%) là vốn chủ sở hữu, nửa còn lại vốn ngân hàng có thể vay mượn dài hạn quá 5 năm thì được tính vào vốn tự có.

Sửa đổi mới của Basel III là nâng con số 4% đó lên thành 6%. Ngoài ra, trong số 6% vốn cấp I đó, thì 4,5% phải là vốn của các cổ đông thông thường, tức là vốn của các ông chủ ngân hàng góp vào. Tóm lại, quy định 8% vẫn như cũ, chỉ thay đổi tỉ lệ vốn cấp I. Thời hạn thực hiện điều này là 1.1.2015 và có lộ trình rõ ràng. Tất cả các tiêu chuẩn của Basel III sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2019” - ông Nghĩa nói.

Chuyên gia này cũng cho biết “ở VN, tất cả các ngân hàng hiện đang có hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) từ 8% trở lên. Tuy nhiên 8% của VN chỉ hoàn toàn là vốn cấp I, tức là vốn chất lượng cao, của chủ sở hữu là chính. Nếu nói rằng hệ số CAR là mức cam kết của các ông chủ nhà băng với trách nhiệm của họ tại nhà băng đó thì cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây.

Nếu theo Basel III thì đến 2015 mới bắt đầu thực hiện tỉ lệ 6% thì ở VN hiện chưa thực hiện Thông tư 13 thì đã là 8% rồi. Bởi vì các ngân hàng VN vốn cấp 2 rất kém, vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng VN hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa thực hiện”.

Đối với các tiêu chuẩn đang vướng mắc khác, ông Nghĩa cho biết với Basel III, khoản vay nào có rủi ro cao nhất thì hệ số rủi ro cũng chỉ là 150%. Ở VN thì nhiều khoản đều phải chịu hệ số rủi ro tới 250% như cho vay đầu tư CK, vay bất động sản... “Chúng tôi cũng kiến nghị lâu nay vẫn chỉ áp dụng hệ số rủi ro 150% và Basel III cũng chỉ quy định như vậy.

Ngoài ra cũng cần phân biệt các khoản như cho vay đầu tư CK có hệ số khác việc cho các CTCK vay ứng trước tiền bán hay cho vay với bất động sản đã hình thành thì khác cho vay bất động sản sẽ hình thành trong tương lai. Quy định chỉ được cho vay 80% vốn huy động, Basel III không hề có quy định nào về vấn đề này, kể cả Basel II. Thế giới điều này không có thông lệ. Chỉ có Trung Quốc có quy định với tỉ lệ 75% do thị trường bất động sản quá nóng” - ông Nghĩa cho biết.

Vậy vấn đề đặt ra là liệu những điểm trên có thay đổi hay không? Từ quan điểm cá nhân, ông Nghĩa cho rằng: “Nếu coi Basel là chuẩn quốc tế tốt nhất mà họ còn thận trọng, có lộ trình dài như vậy thì không lý gì VN cứ phải vượt trước cả Basel III. Tôi tin rằng Chính phủ sẽ xem xét. Ngày 20.9 tới đây khi báo cáo của các NHTM được tập hợp sẽ có bức tranh rõ ràng hơn”.

Hoàng Nguyên

lao động

Các tin tức khác

>   Giấc mơ của broker OTC (17/09/2010)

>   Thị trường ngày 17/09 và góc nhìn từ CTCK (16/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng phiên thứ 3 liên tiếp (16/09/2010)

>   Cơ hội nào cho chứng khoán? (16/09/2010)

>   Chưa có phản ứng rõ ràng với thay đổi thời gian khớp lệnh (15/09/2010)

>   Thị trường nhìn từ các yếu tố vĩ mô (15/09/2010)

>   Thị trường ngày 16/09 và góc nhìn từ CTCK (15/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng sát 48 điểm (15/09/2010)

>   Cuộc chơi của các “đội lái” (15/09/2010)

>   Thị trường chứng khoán “ngóng” ngân hàng (15/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật