Thứ Sáu, 18/06/2010 15:39

Technical View – Thị trường: Tuần 21 - 25/06/2010

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

1. Chiến lược đầu tư:

1.1. Phân tích kịch bản thị trường:

Tiếp tục thận trọng nhiều khả năng vẫn là chiến lược chủ đạo cho tuần tới. Sự tăng giá yếu ớt của giá có thể khiến cho nhiều nhà đầu tư bắt đầu mất kiên nhẫn và bắt đầu bán ra để phòng thủ. Chúng tôi cũng nhận thấy có một nguy cơ dù chưa thực sự rõ ràng từ các mẫu hình nến candlesticks. Một tập hợp các mẫu hình nến đảo chiều đã hình thành. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi nhà đầu tư cần chuyển về trạng thái nắm nhiều tiền mặt.

Chúng tôi có một vài kịch bản và chiến lược đính kèm tham khảo như sau:

Kịch bản 1: Giá chạm tiếp tục chu kỳ sideway ngắn hạn và hình thành vùng kênh giá được chặn trên bởi Fibonacci Retracement 23.6% (tương đương vùng 535 – 555 điểm) và chặn dưới bởi Fibonacci Retracement 38.2% (tương đương vùng 470 – 480 điểm).

Kịch bản này đang ngày càng trở nên khả thi hơn khi những mẫu hình nến đảo chiều liên tục hình thành.

Kịch bản 2: Giá phá vỡ vùng 470 – 495 điểm (tương đương phá vỡ SMA 300 và Fibonacci Retracement 38.2% dài hạn) và bắt đầu một dowtrend trung hạn. Đây là kịch bản khá xấu cho thị trường. Khi đó chiến lược phòng thủ toàn diện nên được thiết lập.

Rõ ràng khi đọc cả hai kịch bản này chúng ta nhận ra vùng 470 – 495 chính là vùng xoay chuyển chiến lược của thị trường với sự tồn tại của SMA 300 và Fibonacci Retracement 38.2%. Trong một uptrend mạnh, không bao giờ Fibonacci Retracement 38.2% bị thủng. Nếu điều này xảy ra, chiến lược phòng thủ toàn diện nên được thực hiện một cách triệt để.

1.2. Chiến lược trading:

1.2.1. Chiến lược cho 3 nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường:

- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Đây có thể coi là giai đoạn hết sức khó khăn và căng thẳng đối với những nhà đầu tư dạng này. Nếu thị trường xuất hiện thêm vài phiên phục hồi trong tuần sau, chúng tôi đề nghị nhóm này nên bán ra

Danh mục cân bằng: Việc chốt lời các cổ phiếu trong tài khoản vẫn nên tiếp tục được thực hiện nếu có thể. Với những tín hiệu hiện tại, chúng tôi thiết nghĩ nhóm này không nên tiếp tục mua vào để quân bình giá.

- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Đây là nhóm nhà đầu tư có tỷ lệ danh mục thích hợp nhất vào lúc này theo quan điểm của chúng tôi. Những nhà đầu tư dạng này hoàn toàn có thể mua nhẹ khi VN-Index dịch chuyển về vùng 470 – 495 điểm trong các phiên tới.

1.2.2. Chiến lược chung cho các nhóm trung gian khác:

Nên hạn chế mua vào trong những phiên tăng điểm (nếu có) sắp tới. Nếu có nhiều cổ phiếu trong tài khoản thì nên tích cực bán ra. Điểm cân bằng đề nghị là 50/50

2. Phân tích chi tiết các thị trường:

2.1. Thị trường Việt Nam:

VN-Index – Tín hiệu bán của Stochastic Oscillator sắp xuất hiện

Đường fastline của chỉ báo này đã bắt đầu đi vào vùng overbought. Sự dịch chuyển chậm của thị trường khiến cho chỉ số này tiếp tục tăng trong khi mức lợi nhuận của nhà đầu tư vẫn không gia tăng. Theo đúng nguyên tắc của phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư nên bán ra. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể xem xét bán bớt một số cổ phiếu đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc ít nhất không bị thua lỗ.

Sự xuất hiện tiếp tục của mẫu hình nến Spining top đã tạo nên cái gọi là Reversal Candlesticks Pattern Group(*). Điều này càng làm cho khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn gia tăng. Thị trường Việt Nam vẫn đang nằm trong kênh tăng giá dài hạn nhưng các áp lực điều chỉnh đang lớn dần và nó có thể làm cho các nhà đầu tư đã tham gia quá tích cực trong các phiên vừa qua bị thua lỗ ngắn hạn và không có đủ nguồn lực tài chính để nắm bắt các cơ hội hấp dẫn sắp đến.

(*) Reversal Candlesticks Pattern Group: tập những mẫu hình đảo chiều. Thường báo hiệu cho những sự sụt giảm mạnh của giá.

HNX-Index – Hammer xuất hiện

Tiếp nối mẫu hình nến Dark Cloud Cover, mẫu hình Hammer lại xuất hiện. Điều này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá thận trọng về tình hình hiện nay của sàn HNX. Có vẻ như với những tín hiệu hiện tại, HNX-Index sẽ khó mà vượt qua được Fibonacci Retracement 38.2% một cách dễ dàng. Sự báo hiệu của Fobonacci Zones về một đỉnh ngắn hạn cũng rất đáng xem xét.

Chiến lược đề nghị là xem xét bán ra các cổ phiếu trong danh mục nếu thị trường tiếp tục tăng. Việc bắt đáy (nếu có) chỉ nên thực hiện nhẹ (khoảng 1/3 vốn) nếu chỉ số này thoái lùi về vùng 150 – 155 điểm.

2.2. Thị trường Mỹ:

Dow Jones – Spinning top lại tiếp tục xuất hiện

Điều này cho thấy lực bán ra tại vùng 10,400 – 10,750 điểm là thực sự mạnh. Đây rõ ràng không phải là thời điểm tốt để mua mạnh các cổ phiếu trên thị trường Mỹ. Những lo ngai về một mẫu hình Head & Shoulder đang hình thành khôn phải là không có cơ sở. Chúng tôi không khẳng định hay dự báo về vấn đề này nhưng chúng tôi muốn nêu ra một chiến lược mà chúng tôi nghĩ là thích hợp nhất ở thị trường Mỹ vào thời điểm này. Chốt lời hoặc cắt lỗ các cổ phiếu đang có trong tài khoản để gia tăng tỷ lệ tiền mặt. Chỉ mua nhẹ trong hai trường hợp: Dow Jones vượt khỏi vòng 11,200 – 11,300 điểm hoặc test lại vùng 9,800 – 10,000 điểm một lần nữa.

VIX – Hammer ngược xuất hiện

Điều này báo hiệu một sự phục hồi đang đến rất gần. Mặt khác chỉ số Price Oscillator đã sụt giảm đến mức gần như thấp nhất trong lịch sử hơn 20 năm của mình. Khả năng phục hồi đang ngày càng lớn dần.

Ghi chú: VIX (Chicago Board Options Exchange Volatility – CBOE) hay còn gọi là chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số VIX đo biến động của S&P 500 trong 30 phiên giao dịch tới bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này. VIX đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn. Chỉ số này quan trọng đối với nhà đầu tư bởi đây là dấu hiệu về sự bất ổn. Chỉ số thấp là tín hiệu tốt. Chỉ số cao là tín hiệu không mấy tốt đẹp về thị trường.

2.3. Thị trường Châu Á:

Nikkei 225 – Hammer ngược lại xuất hiện

Hammer ngược đã báo hiệu khá chính xác một phiên giảm điểm của thị trường Nhật Bản. Điều này cũng góp phần chứng minh lực đè của Simple Moving Average là rất lớn.

CCI-Equis đã cắt hướng xuống đường +100. Đây là tín hiệu bán đầu tiên của chỉ số này trong vòng 3 tháng gần đây. Chiến lược trong thời gian tới là vẫn bán ra.

Hang Seng Index – Áp lực chốt lời ngày càng gia tăng

Càng tiến gần đến Fibonacci Retracement 23.6% sự tăng giá của thị trường Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn. Chúng ta cũng có thể chứng kiến động thái tương tự từ Shanghai SE Composite Index. Rõ ràng thị trường này đã bắt đầu đi vào một downtrend trung hạn và điều này chỉ thay đổi khi giá vượt qua được vùng 22,000 – 22,500 điểm. Chiến lược phòng thủ toàn diện nên được áp dụng trên thị trường Trung Quốc.

2.4. Thị trường Châu Âu:

FTSE 100 – PS Long Sell Short Sale-5 Day đang hình thành phân kỳ giá xuống

Điều này cho thấy khả năng vượt khỏi kênh giá ngắn hạn đang trở nên thấp dần. Chiến lược phòng thủ vẫn nên được áp dụng tại thị trường này một cách triệt để.

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT

Các tin tức khác

>   Technical View – Doanh nghiệp: Tuần 14 - 18/06/2010 (12/06/2010)

>   Technical View – Thị trường: Tuần 14 - 18/06/2010 (12/06/2010)

>   TTCK thế giới dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật (05/05/2010)

>   Xu hướng biến động của VN-Index trong Quý II/2010 (13/04/2010)

>   VN-Index – Sự dịch chuyển dài hạn đang diễn ra (08/03/2010)

>   Cơ hội đầu tư dài hạn trong Quý I/2010 (08/02/2010)

>   Phân tích kỹ thuật năm 2009: Những điều đọng lại (13/01/2010)

>   VN-Index: Kịch bản nào trong ngắn hạn? (15/12/2009)

>   VN-Index – “Light of Twilight” (09/11/2009)

>   VN-Index: Điểm dừng ở đâu? (03/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật