Thứ Bảy, 12/06/2010 14:25

Technical View – Thị trường: Tuần 14 - 18/06/2010

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index), thị trường Mỹ (Dow Jones, VIX), thị trường Châu Á (Nikkei 225, Hang Seng Index) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).

1. Chiến lược đầu tư:

1.1. Phân tích kịch bản thị trường:

Phiên tăng điểm hôm nay của VN-Index lại mang đến nhiều cảnh báo rủi ro hơn là lạc quan nếu xét riêng về mặt kỹ thuật. Sự xuất hiện của Shooting Star nói riêng và những mẫu hình nến có đuôi bên trên dài nói chung đều cho thấy sự gia tăng trong lực cung trên thị trường.

Nhìn chung chúng ta đang đứng trong một thời điểm thực sự thận trọng. Việc gia tăng cổ phiếu quá nhiều trong tài khoản có thể dẫn đến rủi ro thua lỗ trong ngắn hạn.

Kịch bản 1: Giá chạm vào SMA 300 (tương đương vùng 470 – 495 điểm) sau đó bật lên mạnh. Chiến lược hành động trong tình hướng này là mua 1/3 vốn tại vùng 470 – 495 điểm. Thời điểm mua tiếp theo cho chiến lược này là khi VN-Index test vùng 520 – 540 điểm và giật lùi trở lại.

Với mức giá của thị trường tính đến ngày 11/06/2010, chúng tôi tin rằng chiến lược hiện tại là không nên giải ngân. Chỉ nên mua vào khi giá test lại vùng 470 – 495 điểm thêm một lần nữa.

Kịch bản 2: Giá phá vỡ vùng 470 – 495 điểm (tương đương phá vỡ SMA 300 và Fibonacci Retracement 38.2% dài hạn). Chỉ khi nào giá vượt khỏi ngưỡng 515 điểm (cận trên của breakaway gap) khi đó kịch bản này mới có thể bị loại bỏ.

Xác suất xảy ra kịch bản 2 vẫn còn rất lớn với sự xuất hiện của mẫu hình nến đảo chiều Shooting Star. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi việc bán ra để phòng ngừa rủi ro vẫn nên tiếp tục xem xét.

1.2. Chiến lược trading:

1.2.1. Chiến lược cho 3 nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường:

- Danh mục có tỷ trọng cổ phiếu lớn: Tiếp tục bán ra và thậm chí là bán mạnh nếu giá tiếp tục tăng vào đầu tuần sau. Ưu tiên bán những mã đã hòa vốn hoặc bắt đầu có lời. Việc duy trì một tỷ lệ cổ phiếu cao trong tài khoản vào thời điểm này là không nên khi mà vùng kháng cự lịch sử đang rất gần kề.

- Danh mục cân bằng: Chúng tôi cho rằng nhóm nhà đầu tư này không nên tiếp tục mua vào. Sự tăng giá của VN-Index trong vài phiên tới (nếu có) có thể được xem như là cơ hội chốt lời và giảm bớt tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục.

- Danh mục có tỷ trọng tiền mặt lớn: Có thể mua nhẹ dần dần khi giá test vùng 470 – 495 điểm trong các phiên tới hoặc khi VN-Index dịch chuyển về gần SMA 300.

1.2.2. Chiến lược chung cho các nhóm trung gian khác:

Nếu thị trường tiếp tục tăng thì không nên mua vào. Các nhóm trung gian có thể xem xét đưa tỷ lệ tiền mặt trong tài khoản lên mức 40% - 50% danh mục.

2. Phân tích chi tiết các thị trường:

2.1. Thị trường Việt Nam:

VN-Index – Phòng ngừa rủi ro tại Fluctuant Zone(*)

Một phiên tăng điểm đã giúp cho VN-Index vượt lên trên đường middle của Bollinger Bands. Điều này cho thấy hi vọng về sự tăng điểm trở lại của thị trường đang lớn dần. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định đây có phải là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng điểm mạnh trong ngắn hạn hay không. Thậm chí theo quan điểm của chúng tôi, những nhà đầu tư đã mạo hiểm bắt đáy trong các phiên giao dịch trước có thể xem xét bán ra nếu thị trường tiếp tục tăng trong các phiên tới khi giá bắt đầu đi vào vùng kháng cự mạnh 520 – 540 điểm.

Nếu xét trên quan điểm trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, sự hội tụ của những yếu tố kháng cự và chống đỡ mạnh trong tuần tới sẽ khiến cho xu hướng ngắn hạn trở nên khó xác định.

Chúng tôi cho rằng việc dự báo thị trường trong các phiên tới không quan trọng bằng việc thiết lập chiến lược phòng ngừa rủi ro. Với 3 lần test thành công trong 6 tháng đầu năm 2010, vùng 520 – 540 điểm sẽ không dễ dàng bị vượt qua. Với độ chính xác gần như tuyệt đối trong suốt chiều dài lịch sử của thị trường, SMA 300 là một ngưỡng chống đỡ có độ tin cậy vào loại bậc nhất của VN-Index. Sự hội tụ của chúng sẽ gây ra cái gọi là ” Fluctuant Zone”(*). Chiến lược đề nghị trong những trường hợp như vậy là giữ tỷ lệ tiền/cổ phiếu cân bằng trong danh mục, không tranh mua giá cao và đặc biệt là không sử dụng đòn bẩy tài chính.

(*) Fluctuant Zone: vùng khó dự báo vì sự thay đổi thất thường của giá. Nguyên nhân là do sự hội tụ của các yếu tố kháng cự và chống đỡ mạnh.

HNX-Index – Hammer ngược xuất hiện

Có thêm một phiên tăng điểm nhưng sự xuất hiện của Hammer ngược cho thấy khả năng giảm điểm vẫn còn khá lớn đối với sàn HNX. Theo như những tín hiệu từ RMO Trade Mode, HNX-Index vẫn đang nằm trong một downtrend và nếu như tình trạnh giao dịch giằng co, tăng nhẹ xuống mạnh vẫn kéo dài, thị trường có thể sẽ phá vỡ cả vùng 150 – 156 điểm.

Nếu thị trường tiếp tục tăng điểm thì chúng tôi cho rằng không nên mua vào. Vùng mua lý tưởng là 135 – 145 điểm.

Đối với những nhà đầu tư đã giải ngân trong những phiên vừa qua, có lẽ nên kiểm soát tỷ lệ cổ phiếu ở mức 50% danh mục.   

2.2. Thị trường Mỹ:

Dow Jones – Vùng kháng cự đầu tiên là 10,400 – 10,500 điểm

Phân kỳ giá lên của RSI đã bắt đầu tỏ rõ tính hiệu quả trong phiên giao dịch ngày 10/06/2010. Sự vững chắc của vùng 9,800 – 10,000 điểm đã giúp cho thị trường Mỹ không rơi vào downtrend trung hạn một lần nữa.

Như đề cập trước đây, những nhà đầu cơ mạo hiểm mua vào tại vùng 9,800 – 10,000 điểm sẽ kỳ vọng bán ra tại vùng kháng cự 10,400 – 10,500 điểm. Với lợi nhuận trung bình khoảng 5% chỉ trong vòng khoảng 5 – 7 phiên giao dịch, khả năng chốt lời là khá cao. Mặt khác, theo phân tích kỹ thuật vùng này có sự hiện diện của EMA 150. Đây là ngưỡng kháng cự mà trong đợt tăng giá lần trước Dow Jones không thể vượt qua được. Vì vậy chiến lược bán ra để phòng ngừa rủi ro tại vùng 10,400 – 10,500 điểm là hoàn toàn hợp lý trên thị trường Mỹ khi mà mức lợi nhuận kỳ vọng đến quá nhanh.

VIX – Phân kỳ giá xuống của RSI of VIX đã đúng

RSI of VIX xuất hiện phân kỳ giá xuống vào ngày 09/06/2010 và trong phiên giao dịch ngày hôm sau chỉ số này đã bắt đầu sụt mạnh. Điều này tiếp tục là một tín hiệu khả quan cho thị trường. 

Tuy nhiên, sự sụt giảm của VIX trong các phiên tới nhiều khả năng sẽ không còn mạnh và bất ngờ trong các phiên tới vì các vùng chống đỡ mạnh cũng đã khá gần kề.

Ghi chú: VIX (Chicago Board Options Exchange Volatility – CBOE) hay còn gọi là chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số VIX đo biến động của S&P 500 trong 30 phiên giao dịch tới bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này. VIX đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn. Chỉ số này quan trọng đối với nhà đầu tư bởi đây là dấu hiệu về sự bất ổn. Chỉ số thấp là tín hiệu tốt. Chỉ số cao là tín hiệu không mấy tốt đẹp về thị trường.

2.3. Thị trường Châu Á:

Nikkei 225 – Có khả năng bứt phá mạnh

Mẫu hình nến Hammer đã báo hiệu khá chính xác cho một phiên tăng điểm của thị trường Nhật Bản. Phân kỳ giá lên của CCI-Equis cho thấy giá sẽ còn tiếp tục tăng trong các phiên giao dịch tới.

Vùng chốt lời đầu tiên là vùng 10,200 – 10,500 điểm.

Hang Seng Index – Đà tăng đã chậm lại

Có một vài dấu hiệu cho thấy chỉ số này vẫn có thể bứt phá mạnh trong vài phiên tới. Sự sụt giảm của khối lượng giao dịch, sự vững chắc của ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6% dài hạn.... không ngăn được đà tăng giá của thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên chiến lược hiện tại vẫn là chốt lời tại vùng 20,200 – 20,500 điểm.

2.4. Thị trường Châu Âu:

FTSE 100 – Giá đang test lại trendline số 3

Mặc dù có sự phục hồi đáng kể trong hai phiên vừa qua nhưng chiến lược phòng thủ vẫn nên tiếp tục được áp dụng trên thị trường Châu Âu. Với sự xuất hiện của những mẫu hình nến đảo chiều giá vẫn có thể khởi sắc thêm vài phiên nữa. Tuy nhiên, triển vọng trung hạn vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên PTKT

Các tin tức khác

>   TTCK thế giới dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật (05/05/2010)

>   Xu hướng biến động của VN-Index trong Quý II/2010 (13/04/2010)

>   VN-Index – Sự dịch chuyển dài hạn đang diễn ra (08/03/2010)

>   Cơ hội đầu tư dài hạn trong Quý I/2010 (08/02/2010)

>   Phân tích kỹ thuật năm 2009: Những điều đọng lại (13/01/2010)

>   VN-Index: Kịch bản nào trong ngắn hạn? (15/12/2009)

>   VN-Index – “Light of Twilight” (09/11/2009)

>   VN-Index: Điểm dừng ở đâu? (03/11/2009)

>   Tuần 26-30/10/2009: Báo cáo chiến lược thị trường  (01/11/2009)

>   S&P 500 trước ngưỡng phân tích kỹ thuật (29/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật