Thứ Năm, 29/10/2009 16:00

S&P 500 trước ngưỡng phân tích kỹ thuật

(Vietstock) - Ngày 30/10/2009 là ngày giao dịch cuối cùng của TTCK Mỹ trước ngày lễ Hallowen. Liệu chứng khoán Mỹ trong tháng 11 sẽ ra sao khi ngày lễ này qua đi?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng hiệu ứng Hallowen đã không xuất hiện trên TTCK Mỹ trong năm 2009. Theo hiệu ứng Hallowen, nhà đầu tư thường thu được tỷ suất sinh lợi thấp hơn khi mua chứng khoán từ tháng 4 đến tháng 10 (kết thúc bằng ngày Hallowen) so với giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4. Thực tế, nhà đầu tư trong năm 2009 lại thu được tỷ suất sinh lợi lên đến 61.8% (tính theo chỉ số S&P 500) khi TTCK phục hồi mạnh từ đầu tháng 3 cho đến nay. Nhưng liệu rằng, TTCK Mỹ có khởi khắc khi ngày 30/10 (ngày giao dịch cuối cùng trước ngày lễ Hallowen) đi qua hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi thực hiện các bước test dựa theo lý thuyết sóng Elliot và tỷ lệ Fibonacci.

Phân tích trong hình 1 cho thấy, sau sự suy giảm của TTCK Mỹ, sự phục hồi của thị trường đến nay được hình thành 3 sóng được ký hiệu A-B-C. ba sóng này có thể là 3 sóng hiệu chỉnh a – b – c hoặc có thể là 3 sóng của 5 sóng tăng 1 – 2 – 3 – 4 – 5 theo lý thuyết sóng Elliot. Hiện nay, S&P 500 đang ở trong sóng 5 nhỏ thuộc sóng C (trong sóng có sóng). Điều này cho thấy, S&P500 cần một sự điều chỉnh trong sóng 4 của mô hình 5 sóng hoặc thậm chí là sóng 1 của 5 sóng giảm lớn của chu kỳ giảm điểm.

Hình 1: Biểu đồ phân tích kỹ thuật của S&P 500

Trong nhiều ngày qua, giới phân tích kỹ thuật ở Mỹ dự đoán mức đỉnh của sóng 5 nhỏ thuộc sóng C có thể quanh mức đỉnh 1,121 điểm. Lý do, đây chính là mức phục hồi 50% khi thị trường giảm từ đỉnh 1,562.42 điểm (ngày 10/10/2007) đến mức đáy 666.79 điểm (ngày 06/03/2009). Vì vậy, khả năng nhà đầu tư có tâm lý chốt lời tại quanh mức điểm 1,121 là rất lớn. Nếu xét về mặt kỹ thuật, mức điểm 1,121 cũng tương ứng với vạch Fibonacci 50%. Do vậy, đỉnh sóng 5 nhỏ thuộc sóng C có thể đạt tới mức này nhằm tạo ra tỷ lệ Fibonacci trong chuyển động của giá chứng khoán.

Bảng 1 cho thấy một điều thú vị khác. Không những các chuyển động giá mà ngay khía cạnh thời gian cũng tuân theo các con số Fibonacci. Ví dụ, khoảng cách từ mức đỉnh 1,297.85 điểm vào ngày 15/08/2008 đến mức đáy 839.9 điểm vào ngày 10/10/2008 là 8 tuần. Bên cạnh đó, khoảng cách từ ngày 10/10/2008 đến mức đỉnh 943.35 điểm vào ngày 06/01/2009 là 13 tuần.  Như vậy, thời gian từ đỉnh ngày 15/08/2008 đến đỉnh ngày 06/01/2009 là 21 tuần. Các con số 8:13:21 ở trên chính là những con số thuộc dãy Fibonacci. Tương tự, chúng ta có khoảng cách thời gian giữa các đỉnh hoặc đáy của các chu kỳ lớn đều tạo ra các con số thuộc dãy số Fibonacci là 21: 34: 55 (chúng tôi thể hiện các khoảng cách thời gian này trong hình 1).

Bảng 1 -  khoảng cách thời gian của các đỉnh hoặc đáy tạo nên các con số Fibonacci

Chu kỳ nhỏ (màu ô liu)

Chu kỳ lớn (màu hồng)

Thời gian

Chênh lệch
(số tuần)

Thời gian

Chênh lệch
(số tuần)

15/08/2008-10/10/2008

8

10/10/2008-06/03/2009

21

10/10/2008-06/01/2009

13

06/03/2009-05/06/2009

13

15/08/2008-06/01/2009

21

10/10/2008-05/06/2009

34

06/01/2009-06/03/2009

8

05/06/2009-30/10/2009

21

06/03/2009-05/06/2009

13

06/03/2009-30/10/2009

34

06/01/2009-05/06/2009

21

10/10/2009-30/10/2009

55

06/03/2009-05/06/2009

13

 

 

05/06/2009-03/08/2009

8

 

 

06/03/2009-03/08/2009

21

 

 

03/08/2009-30/10/2009

13

 

 

Có hai kết luận được rút ra từ việc kiểm tra trên. Thứ nhất, các nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng mốc thời gian tạo đỉnh hoặc đáy trước đó để dự báo đỉnh hoặc đáy mới cho chỉ số S&P 500 theo quy luật của các con số thuộc dãy Fibonacci. Căn cứ theo quy tắc này, ngày 30/10/2009 có thể là một đỉnh mới của chỉ số S&P500 vì xu hướng trước đó là một xu hướng tăng. Tuy nhiên, chúng tôi cần lưu ý rằng, do các con số Fibonacci trên được lấy theo giá trị gần đúng nên các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng biên độ dao động 1 tuần quanh mốc thời gian 30/10/2009.

Thứ hai, đà tăng giá kéo dài từ ngày 03/06 đến nay đã gần kết thúc và chỉ số S&P500 cần những phiên điều chỉnh mạnh. Mục tiêu giá đầu tiên cho đợt điều chỉnh giảm là vạch Fibonacci 38.2% tương ứng với mức khoảng 1,000 điểm.

Lê Đạt Chí, Trương Minh Huy

Các tin tức khác

>   Ngân hàng quốc hữu hóa của Anh bị tách làm đôi (29/10/2009)

>   Niềm tin phục hồi kinh tế lung lay, Wall Street lao dốc (29/10/2009)

>   Cổ phiếu hàng đầu Ấn Độ mất điểm do tuyên bố của NHTW (29/10/2009)

>   Siết thưởng và cuộc chiến giành nhân tài ở Phố Wall (28/10/2009)

>   CK châu Á giảm điểm trước báo cáo niềm tin tiêu dùng Mỹ (28/10/2009)

>   Mỹ đánh thuế sản phẩm thép nhập từ Trung Quốc (28/10/2009)

>   Cuộc chiến cải cách tài chính là cuộc chiến công bằng (28/10/2009)

>   NHTW Ấn Độ giữ nguyên lãi suất cơ bản (28/10/2009)

>   Wal-Mart và Amazon với cuộc đua giảm giá bằng mọi giá (28/10/2009)

>   Tập đoàn tài chính ING chia tách thành các công ty riêng (28/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật