Thứ Tư, 28/10/2009 16:02

Timothy Geithner:

Cuộc chiến cải cách tài chính là cuộc chiến công bằng

 

(Vietstock) – Phát biểu trước giới đầu tư cùng các giám đốc nhà băng tại cuộc họp hôm Thứ Ba 27/10 của Hiệp hội Chứng khoán và Thị trường Tài chính (SIFMA), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhận xét họ chưa thể hiểu thấu được nền kinh tế Mỹ và không nên cho rằng hệ thống quy định tài chính hiện tại là tốt.

 

Theo Geithner, hệ thống tài chính của Mỹ trở nên rất yếu ớt sau khi trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930. Do đó, Chính phủ Mỹ phải ứng phó lại với thực trạng này bằng cách bổ sung các quy định mới cũng như cải thiện các quy định hiện hành. 

 

Cũng tại cuộc họp này, Giám đốc điều hành Jamie Dimon của Ngân hàng JPMorgan cảnh báo rằng các quy định thái quá có thể làm xóa sạch mọi nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của ngành tài chính. Theo ông, dân chúng và Quốc hội Mỹ không theo kịp nỗ lực của nước này trong việc cân bằng giữa đổi mới và ổn định. 

 

Song ông cũng cho biết ngành tài chính đang thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến một cuộc cải cách sâu rộng và toàn diện.

 

Trong số các cải cách đang được tiến hành có chiến lược giúp Chính phủ tối ưu hóa quyền kiểm soát các tổ chức "Quá lớn để có thể bị sụp đổ" nếu các tổ chức này đem lại rủi ro cho hệ thống tài chính và nền kinh tế.

 

Hôm Thứ Hai, một quan chức chính quyền Obama cho biết, Chính phủ có thể thay thế các nhà quản lý, thanh lọc các cổ đông cũng như cơ cấu lại nợ của một ngân hàng.

 

Vào hôm Thứ Ba, ông Dimon tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với cơ chế giải quyết và điều hành rủi ro một cách có hệ thống nhằm đối phó với tình trạng các ngân hàng "Quá lớn để có thể bị sụp đổ".

 

Geithner nhận định, việc bảo vệ khách hàng và ổn định tài chính là hai mục tiêu lớn nhất trong cuộc cải cách lớn nhằm giành lại niềm tin của giới đầu tư và công chúng Mỹ. Điều này góp phần gia tăng sự ổn định kinh tế và mở rộng đà tăng trưởng của nền kinh tế. 

 

Có hay không gói kích thích kinh tế thứ hai ?

 

Theo Bộ trưởng, điều quan trọng của nền kinh tế trong giai đoạn đầu phục hồi là Chính phủ không được mắc phải những sai lầm trong việc giải ngân gói kích thích kinh tế. Mặc dù có khá nhiều tranh luận về việc Chính phủ nên tăng cường một số chương trình kích cầu để giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái, nhưng ông cho biết còn quá sớm để suy đoán về một gói kích thích thứ hai vì khoảng một nửa của chương trình hỗ trợ kinh tế hiện nay vẫn chưa có hiệu lực.  

 

Geithner nhận xét, lĩnh vực tài chính và các thị trường tín dụng được cải thiện đáng kể nhưng bức tranh tổng thể về nền kinh tế vẫn còn nhập nhằng. Trong khi các ngân hàng lớn có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết để vực dậy vị thế của mình, thì các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức. 

 

Liên quan đến giá trị đồng USD, Geithner khẳng định đồng bạc xanh vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới trong một thời gian dài nữa khi Mỹ tiến hành một số biện pháp đúng đắn để hỗ trợ nền kinh tế.

Bội Mẫn (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   NHTW Ấn Độ giữ nguyên lãi suất cơ bản (28/10/2009)

>   Wal-Mart và Amazon với cuộc đua giảm giá bằng mọi giá (28/10/2009)

>   Tập đoàn tài chính ING chia tách thành các công ty riêng (28/10/2009)

>   Nasdaq, S&P 500 “đỏ lửa”; Dow Jones tăng nhẹ (28/10/2009)

>   Honda: lợi nhuận có thể tăng gấp ba mức dự báo (27/10/2009)

>   Những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của Buffett (27/10/2009)

>   CK Châu Á không trụ vững do sức ép từ thị trường Mỹ (27/10/2009)

>   “Chết chìm” theo DSB Bank  (27/10/2009)

>   PTKT: Dải giá không ủng hộ đà phục hồi của S&P 500 (27/10/2009)

>   Sự hồi phục của châu Âu vắng mặt nước Anh (27/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật