VN-Index: Kịch bản nào trong ngắn hạn?
(Vietstock) – Phân tích Kỹ thuật: Thị trường đầu tuần này đã có những phiên đảo chiều sau một thời gian giảm điểm liên tục. Nhiều nhà đầu tư đang nghĩ về một xu hướng tích cực trong dài hạn, trong khi không ít người tiếp tục giữ quan điểm cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục thoái lùi. Trong bối cảnh hiện nay, đâu là những kịch bản của thị trường và liệu có thể mạnh dạn tranh thủ đầu tư ngắn hạn hay không?
* Download: VN-Index: Kịch bản nào trong ngắn hạn?
VN-Index – Kịch bản 1: DMA 5X3 và Andrews’ Pitchfork bị break, một cơ hội trade T+ mở ra
Điều kiện tiên quyết của Kịch bản 1: Phiên giao dịch ngày 16/12/2009, VN-Index không rớt
Kịch bản 1 được xây dựng trên những giả định tương đồng giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn 12/11/2009 – 20/11/2009. Cũng là một sự phục hồi mạnh mẽ sau những phiên giảm rất sâu và kết tiếp là một phiên giao dịch giằng co và phần thắng cuối cùng thuộc về bullish group.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những đặc điểm trên thì rất dễ bị nhầm với giai đoạn 01/12/2009 – 07/12/2009 (đồng thời cũng là Kịch bản 2 của VN-Index). Để có thể phân biệt sự khác nhau, chúng ta cần đến một yếu tố khác: Andrews’ Pitchfork.
Trong suốt giai đoạn 01/12/2009 – 07/12/2009, VN-Index hoàn toàn không thể phá vỡ Andrews’ Pitchfork
Liên tiếp 6 phiên giao dịch, VN-Index không thể phá vỡ được ngưỡng kháng cự này và hậu quả là 4 phiên sụt giảm mạnh của chỉ số này. Vì vậy, nếu phiên giao dịch ngày mai thị trường vẫn giữ được sắc xanh và phá vỡ được Andrews’ Pitchfork thì khả năng phá vỡ luôn Displaced Moving Average 5X3 sẽ rất cao. Điểm phá vỡ đó sẽ là cơ hội trade T+.
VN-Index – Kịch bản 2: Với sự báo hiệu của Spinning Top, việc thoái lùi mạnh mẽ sẽ diễn ra
Spinning Top xuất hiện
Mẫu hình này thể hiện sự lưỡng lự và giằng co của thị trường. Một điều đáng chú ý là trong khoảng thời gian gần đây, mẫu hình nến Spinning Top(*) này rất hay xuất hiện ở đỉnh các đợt phục hồi của VN-Index. Những trường hợp điển hình là ngày 21/10/2009, 20/11/2009 và 01/12/2009. Vì vậy, điều này có thể sẽ tiếp tục đúng và phiên giao dịch ngày mai 16/12/2009 có khả năng là một phiên giảm điểm.
(*) Spinning Top hay “đỉnh xoay vòng” là cây nến có bóng mờ bên trên và bên dưới dài hơn thân nến.
Thêm một lý do để ngày mai rất khó là một phiên tăng điểm. Đường giá đã chạm vào cận trên của Andrews’ Pitchfork vào hôm nay tại mức giá 463 điểm và sau đó bật xuống khá mạnh. Tính luôn ngày hôm nay, Andrews’ Pitchfork đã test được tổng cộng 3 lần trong vòng 2 tháng gần đây nên độ tin cậy khá cao. Vì vậy, khả năng tăng điểm vào những phiên còn lại trong tuần là khá thấp và không phải là không đáng lo ngại.
Directional System vẫn chưa cho tín hiệu
ADX vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều chứng tỏ xu hướng tăng vẫn chưa được xác lập. Hai đường +DI và –DI dù thôi không phân kỳ mạnh, nhưng khoảng cách giữa chúng vẫn còn rất xa.
Fastline và slowline của MACD vẫn chưa có dấu hiệu hội tụ. Điều này chứng tỏ hai phiên phục hồi vừa qua rất có thể là một bulltrap.
Tóm lại, phiên giao dịch ngày mai sẽ mang tính quyết định xu hướng trong ngắn hạn và cho chúng ta câu trả lời rằng: Liệu có tồn tại một cơ hội trade T+ hay không?
HNX-Index: Ngưỡng Fibonacci Retracement 50.0% chứng tỏ hiệu quả
Phiên giao dịch ngày hôm nay lại càng chứng tỏ một đặc điểm của các ngưỡng Fibonacci đối với HNX-Index: dù không support hiệu quả nhưng lại tỏ ra là những ngưỡng resistance rất mạnh. Ngày hôm nay khi HNX-Index chạm vào Fibonacci Retracement 50.0% tại mức giá 149 điểm đã dội xuống rất mạnh chứng tỏ khả năng ngày mai có một phiên tăng điểm là rất thấp.
Vùng chống đỡ cuối cùng và cũng là mạnh nhất là 130 – 140 điểm. Ngày mai HNX-Index nhiều khả năng sẽ đi vào vùng này. Đây cũng đồng thời là vùng hội tụ giữa các yếu tố kháng cự (Resistance Trendline) và chống đỡ (Fibonacci Retracement 61.8% dài hạn và Gann Fan) nên mang tính quyết định xu hướng.
Nếu HNX-Index xuyên thủng luôn vùng support cuối cùng này thì khả năng tạo đáy giống với giai đoạn tháng 02/2009 là có thể xảy ra.
Nguyễn Quang Minh
|