Thứ Hai, 09/11/2009 10:19

VN-Index – “Light of Twilight”

(Vietstock) - Light of Twilight (Ánh sáng của hoàng hôn) là khái niệm chúng tôi sử dụng để chỉ sự mâu thuẫn giữa các tín hiệu tăng giá ngắn hạn và giảm giá dài hạn. Các tín hiệu dài hạn có khả năng sẽ áp đảo những tín hiệu ngắn hạn.

Các indicator dài hạn đang cho sell signal

Quan sát các indicator quan trọng chúng ta đều nhận thấy một sự trái ngược giữa các tín hiệu đưa ra khi sử dụng các time-frame thời gian khác nhau. Điều này báo hiệu cho những phiên giao dịch giằng co sẽ tiếp tục diễn ra và xu hướng chung sẽ nghiêng về các tín hiệu dài hạn. Trước hết, hãy quan sát theo time-frame weekly.

MACD weekly đã cho tín hiệu bán. Một điều đáng chú ý là kể từ tháng 03/2009 đến nay, fast-line chưa từng cắt hướng xuống slow-line lần nào. Vì vậy tín hiệu này đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là khởi đầu cho một thời kỳ sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ có MACD, ngay cả Relative Strength Index và Money Flow Index cũng đã cho sell signal vào tuần trước (30/10/2009). Đặc biệt là Relative Strength Index. Sell signal của chỉ báo này xuất hiện liên tiếp trong vòng chỉ 3 tuần. Những tín hiệu “double repo” kiểu như vậy có độ tin cậy rất cao.

Swing Trd 2 và Swing Trd 3 cũng có những tín hiệu tương tự. Dù chưa thực sự cắt nhau nhưng khoảng cách giữa hai đường này đang xích lại gần nhau một cách đáng lo ngại. Sự hội tụ này tương tự như giai đoạn tháng 4/2006, tháng 3/2007 và tháng 11/2008.

Nếu chú ý kỹ, chúng ta sẽ thấy trước khi Swing Trd 2 giao cắt với Swing Trd 3 thì Parabolic SAR sẽ cho sell signal trước. Nói cách khác, Parabolic SAR chạy nhanh hơn các đường Swing Trd khoảng 1 – 2 tuần (theo time-frame weekly). Và thực sự thì Parabolic SAR weekly đã cho sell signal. Kể từ năm 2006 đến nay, khi tín hiệu này xuất hiện thì ít nhất sẽ có 3 tuần giảm điểm xuất hiện gần đó.

Một sự báo hiệu của gần như tất cả các indicator chủ chốt (MACD, RSI, MFI, Swing Trd, Parabolic SAR...) về một đợt giảm giá trong dài hạn sắp xảy ra trong tương lai. Điều này rất đáng lưu ý vì khi tất cả các chỉ báo đều cho cùng một tín hiệu thì xác suất xảy ra hiện tượng đó sẽ rất lớn.

Simple Moving Average 200-weeks – Lực cản mạnh nhất của VN-Index trong ngắn hạn cũng như dài hạn

Sau khi đạt đến target price của Triple Top Pattern vào cuối tháng 02/2008, ba tuần sau đó VN-Index cũng phá vỡ Simple Moving Average 200-weeks. Sự kiện này chính thức đánh dấu thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi vào vòng xoáy giảm điểm mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử.

Trong hai tuần đầu tiên của tháng 10/2009, người ta tưởng chừng như Simple Moving Average 200-weeks đã bị break và chính thức chấm dứt thời kỳ suy giảm của VN-Index. Nhưng kỳ thực đó chỉ là price tails giống như tháng 04/2008 và tháng 08/2008 mà thôi. Vì vậy, nếu trong tương lai VN-Index lại chạm vào SMA 200-weeks và bật xuống thì khả năng sẽ xảy ra double test thêm một lần nữa. Lịch sử cuối năm 2008 sẽ lặp lại một lần nữa nếu điều này xảy ra.

Simple Moving Average 200-weeks chính là lực cản mạnh nhất cả về ngắn hạn và dài hạn của thị trường. VN-Index chỉ chính thức trở lại quỹ đạo tăng trưởng dài hạn nếu break được đường resistance này. Vì vậy, vùng giá 630 – 650 điểm sẽ mang tính quyết định tương lai của thị trường trong thời gian tới.

Ichimoku Kinko Hyo cũng báo hiệu thị trường giảm điểm

Quan sát trong quá khứ, cứ mỗi lần Closing price (màu đen) cắt hướng xuống Tenkan-Sen (màu hồng) sẽ báo hiệu cho một đợt suy giảm mạnh (nếu không muốn nói là khủng khiếp) của thị trường. Tín hiệu đó đã xuất hiện một lần nữa vào tuần đầu tiên của tháng 11/2009.

Điều đáng chú ý là khi độ dốc xuống hướng xuống của đường giá cao thì tín hiệu này chưa bao giờ sai kể từ khi thành lập thị trường đến nay. Có vẻ như một đợt điều chỉnh trung hạn sắp bắt đầu.

Ngắn hạn có lạc quan?

Trong những phiên sắp tới, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục cái gọi là pull-back break-point của mẫu hình Ascending Broadening Wedge. Quá trình này có thể sẽ dừng lại tại mức 580 điểm hoặc thậm chí ngay những phiên đầu tuần sau.

Kịch bản lạc quan hơn: Nếu buy signal ngắn hạn của Parabolic SAR xuất hiện, thị trường có thể đạt đến vùng 630 – 650 điểm. Nhưng tại đây VN-Index sẽ phải đối mặt với lực cản rất lớn từ SMA 200-weeks. Xác suất vượt qua mức cản này khá thấp khi mà hầu hết các indicator chủ chốt đều đã cho sell signal dài hạn.

Mức thoái lùi gần nhất: 480 – 500 điểm

Vùng này được xác định bởi Internal trendline và Fibonacci Retracement 38.2% dài hạn. Theo kinh nghiệm phân tích, khi đường giá trên 30 độ sẽ thoái lùi về 38.2% nên đây có thể là điểm dừng của sóng a thuộc sóng 2 lớn. Nhưng đây có lẽ chưa phải là điểm dừng của toàn bộ sóng 2 lớn. Mức chống đỡ thực sự vững chắc nằm ở vùng 380 – 400 điểm chứ không phải 480 – 500. Lý do là khi có sự hội tụ của quá nhiều yếu tố dài hạn như thời điểm này thì mức Fibonacci Retracement 38.2% không đủ vững chắc để chống đỡ.

Dựa vào những phân tích trên, lời khuyên cho các nhà đầu tư là nên duy trì một tỷ lệ tiền mặt cao trong tài khoản để phòng ngừa những rủi ro quá lớn có thể xảy ra.

HNX-Index – Đang đi vào downtrend

Sự hội tụ mạnh giữa MACD DEMA và Williams’ %R

Williams’ %R là một trong những indicator hiếm hoi cho ra những tín hiệu khá chính xác để dự báo sự biến thiên của HNX-Index. Đặc biệt, những tín hiệu mà chỉ báo này đưa ra sẽ càng mạnh khi có sự hội tụ của MACD DEMA.

Williams’ %R đã cắt hướng xuống đường -20.000. Sell signal này đã xuất hiện vào tuần trước nhưng chưa thực sự chắc chắn vì đó có thể là một Signal Failure như hồi đầu tháng 4/2009. Nhưng trong tuần này, Signal Failure có thể loại bỏ nhờ vào sell signal của MACD DEMA cộng hưởng. Với hai tín hiệu này có thể nói rằng xác suất HNX-Index rơi vào downtrend là rất lớn.

Sẽ giằng co mạnh quanh mốc 200 điểm

Đây không chỉ là mốc tâm lý mà còn là mốc kỹ thuật. Tháng 4/2008, tháng 9/2008 và tháng 6/2009, HNX-Index đều tiến sát ngưỡng này và dội ngược trở lại rất mạnh. Tưởng chừng như chỉ số này đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng dài hạn khi vượt 200 điểm một cách dễ dàng vào ngày 14/10/2009. Nhưng đó là do sự hưng phấn quá mức của thị trường tạo ra.

Lực đỡ duy nhất của thị trường hiện nay là Mid-term Support Trendline. Cậu hỏi đặt ra là liệu đường này có đủ mạnh để tiếp tục chống đỡ cho HNX-Index. Câu trả lời nhiều khả năng là không. Có thể đợt tăng sắp tới sẽ là đợt tăng cuối cùng của HNX-Index. Kết luận này dựa trên tín hiệu Triple Repo của PS Long Sell Short Sell-5 Day theo time-frame weekly.

Tín hiệu này đã xuất hiện tổng cộng 3 lần tính trong quá khứ. Tín hiệu lần này có những điểm rất giống với tháng 09/2008. Khi đó cũng ít người nghĩ rằng Mid-term Support Trendline sẽ bị break vì độ dốc của nó khá thấp (dưới 30 độ). Nhưng cuối cùng nó vẫn bị break và mở ra một thời kỳ điều chỉnh năng nề nhất vào cuối năm 2008. Các tín hiệu lần này cũng tương tự như vậy.

Dù không quá bi quan nhưng xác suất Mid-term Support Trendline bị break trong những tuần tới là khá cao.

Phân tích một số bluechips có tương quan mạnh với thị trường

SSI – Bearish Divergence báo hiệu cho một đợt điều chỉnh sâu trong tương lai

Một tín hiệu bearish divergence gần như hoàn hảo của Chande Momentum Oscillator đã hình thành. Ba đỉnh thấp hơn của CMO trùng khớp với ba đỉnh cao hơn của đường giá. Tín hiệu này mất gần 6 tháng để hình thành. Vì vậy, sự điều chỉnh mà nó báo hiệu sẽ kéo dài khá lâu. Có lẽ ít nhất cũng phải 1 – 2 tháng.

EXIT Swing Signal cũng cho tín hiệu bi quan. Khi sell signal của indicator này xuất hiện sẽ kéo theo sell signal của Dispaced Moving Average ngay sau đó. Double signal của hai chỉ báo sẽ khẳng định một downtrend.

STB – Simple Moving Average 50-days bị break

Simple Moving Average 50-days là một chỉ báo có ý nghĩa đặc biệt đối với STB. Các điểm kháng cự - chống đỡ chạy rất chính xác. Sau ba lần test thành công vào tháng 03/2009, tháng 07/2009 và đầu tháng 10/2009, SMA 50-days đã bị bẽ gãy. Đây là một tín hiệu rất xấu cho những ai đang còn nắm giữ STB. Vì không chỉ là một đường support hiệu quả mà SMA 50-days còn là một đường resistance hiệu quả không kém nếu bị break.

CCI-Equis cũng đang phải đối mặt với trendline giảm giá ngắn hạn. Nhiều khả năng indicator này sẽ quay đầu tại đường zero-base.

KLS – Không còn tồn tại khái niệm vùng giá an toàn

Lý do có sự khẳng định như trên là từ Directional System. Hai đường +DI và –DI sau gần 4 tháng phân kỳ đã cho tín hiệu bán trở lại. Tín hiệu này càng trở nên đáng tin cậy hơn khi ADX vẫn không hề đảo chiều. Điều này chứng tỏ sự điều chỉnh trong hai tuần vừa qua không đơn thuần là một sự giật lùi mang tính kỹ thuật. Nó chính là sự khởi đầu cho một downtrend.

Thống kê và khuyến nghị

Vì view toàn thị trường rất xấu nên tạm thời không đưa ra các thống kê và khuyến nghị mua bán trong thời điểm này. Nhà đầu tư nên nắm giữ tiền mặt hơn là tham gia mua vào để bình quân giá. Việc bình quân giá trong những ngày tới sẽ làm cho nhà đầu tư suy kiệt nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, những phân tích có thể sẽ giảm tác dụng do có nhiều cổ phiếu niêm yết. Các cổ phiếu này có một mức tỷ trọng vốn hóa thị trường lớn gần đây như EIB, MSN sẽ làm cho VN-Index không thể giảm quá sâu.

Nguyễn Quang Minh, Chuyên viên Phân tích kỹ thuật

Các tin tức khác

>   VN-Index: Điểm dừng ở đâu? (03/11/2009)

>   Tuần 26-30/10/2009: Báo cáo chiến lược thị trường  (01/11/2009)

>   S&P 500 trước ngưỡng phân tích kỹ thuật (29/10/2009)

>   Tuần 19/10-23/10: Sự tăng trưởng là khá chắc chắn (19/10/2009)

>   Hai kịch bản trong ngắn hạn cho VN-Index (15/10/2009)

>   VN-Index và những cơ hội trong tháng 10 (05/10/2009)

>   Điều chỉnh ngắn hạn, tăng giá dài hạn (02/10/2009)

>   Chiếc cốc VN-Index: Rủi ro và cơ hội (09/09/2009)

>   Cơ hội từ VN-Index trong các tháng cuối năm (07/09/2009)

>   Thị trường đang tìm điểm tựa (23/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật