Thứ Năm, 04/03/2010 08:57

Chiến lược đầu tư năm 2010

Phần 4: Ngành Dược - Khuyến nghị đầu tư DVD

(Vietstock) – Ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc đã hết hạn quyền sở hữu trí tuệ). Trong khi đó, các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu. Do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (80%), biến động giá nguyên liệu thế giới và rủi ro tỷ giá ảnh hưởng khá lớn đến các công ty trong ngành. Hiện nay, ngành dược mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc trong nước.

Năm 2009, tốc độ tăng giá thuốc bị kiềm chế khá chặt do chính sách quản lý giá của Chính phủ. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng ngành dược Việt Nam vẫn rất tiềm năng.

1. Ngành dược năm 2009

Tổng giá trị sử dụng thuốc của Việt Nam năm 2008 đạt 1.4 tỷ USD, bình quân 16.45 USD/người/năm - tăng 22.8% so với năm 2007. Năm 2009, doanh số ngành dược dự kiến đạt 1.6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2008. Tiêu thụ bình quân đầu người ở mức 18.6 USD/người/năm, tăng 13% so với năm 2008.

Mặc dù giá thuốc tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2009, nhưng trong thời gian qua, chính sách quản lý giá đã khiến cho tốc độ tăng giá dược phẩm có chiều hướng bị kìm hãm. Các sản phẩm thuốc đặc trị với nguồn gốc ngoại nhập có mức tăng giá cao hơn toàn thị trường.

Ngày 01/6/2009, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BYT về tổ chức, quản lý và hoạt động của Chuỗi nhà thuốc GPP. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của Bộ Y tế vào giữa tháng 6/2009, mới chỉ có 444 nhà thuốc trên tổng số 9,000 nhà thuốc được kiểm tra đạt chuẩn GPP, tức chỉ chiếm 5%. Do đó, sẽ rất khó để các doanh nghiệp ngành dược có thể đáp ứng quy định này vào năm 2011.

H1- Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người và

tổng giá trị tiền sử dụng thuốc

H2- Tăng giá dược phẩm, y tê so với tháng trước

Nguồn: Cục Quản lý Dược phẩm

Nguồn:  Tổng cục Thống kê

 

2. Triển vọng ngành dược năm 2010

Ngành dược tăng trưởng cao và ổn định ở mức 25%/năm. Theo dự báo của BMI (Anh), ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bình quân 25%/năm trong các năm tới và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Thu nhập và đời sống của hơn 80 triệu dân số Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến cầu về thuốc ngày càng lớn. Với gần 200 doanh nghiệp, ngành dược trong nước chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu nội địa. Trong năm 2010, Việt Nam hướng tới mục tiêu sản xuất trong nước sẽ phục vụ được 60% nhu cầu của thị trường.

Phân phối vẫn là lợi thế quan trọng của các công ty dược trong nước. Mặc dù đã được phép nhập khẩu trực tiếp dược phẩm từ ngày 01/01/2009, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa được quyền phân phối trực tiếp. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải bán thuốc thông qua các doanh nghiệp trong nước. Theo lộ trình cam kết WTO, quy định này vẫn chưa được tháo dỡ trong năm 2010.

Ngành dược phải đối mặt với một số khó khăn. Năm 2010, ngành dược sẽ chuẩn bị cho quy định tất cả các nhà thuốc phải áp dụng tiêu chuẩn GPP vào ngày 01/01/2011. Đây là một trở ngại không nhỏ khi mà số lượng nhà thuốc đạt chuẩn GPP đến nay là không lớn.

Một điều kiện khác là tiêu chuẩn về GMP-WHO. Ước tính hiện chỉ có khoảng 1/3 trong số gần 200 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO mới được tiếp tục sản xuất.

Do phụ thuộc tới 90% vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, ngành dược Việt Nam cũng có thể chịu rủi ro khá lớn về mặt tỷ giá trong những năm tới.

3. Khuyến nghị đầu tư: DVD

Theo kết quả phân tích của chúng tôi, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dược Việt Nam đang phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: mức độ cạnh tranh cao; các tiêu chuẩn pháp lý về GPP, GMP…; nguyên liệu nhập khẩu; chính sách quản lý giá của nhà nước và biến động tỷ giá.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên giải ngân vào các công ty dược thỏa mản 5 tiêu chí: có hệ thống phân phối lớn, có nhiều nhà thuốc đạt chuẩn GPP và nhà máy đạt chuẩn GMP; các sản phẩm thuốc có lợi nhuận gộp biên cao và có dự trữ nguyên liệu, ngoại tệ dồi dào.

Dựa trên những tiêu chí này, chúng tôi khuyến nghị đầu tư vào mã cổ phiếu DVD (CTCP Dược Viễn Đông).

Trong số các công ty dược niêm yết trên sàn, DVD đang dẫn đầu về kênh phân phối do công ty xuất thân là một doanh nghiệp phân phối dược phẩm. DVD có 3 trung tâm phân phối chính tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng, 21 chi nhánh tại các tỉnh thành lớn và 14 đại lý cấp 1 tại các tỉnh thành khác. Lợi nhuận gộp biên của DVD khá cao (ở mức 23%) do công ty thực hiện chiến lược mua bản quyền sản phẩm từ các công ty dược nước ngoài. DVD có thể bán thuốc với giá cao nhờ vào thương hiệu Lili of France trên hầu hết các sản phẩm. Theo báo cáo tài chính Q3/2009, DVD có lượng ngoại tệ và hàng tồn kho khá lớn nên có thể đảm bảo cho công ty trước các biến động của thị trường. Yếu điểm của DVD là số lượng nhà thuốc đạt chuẩn GPP chưa nhiều, vấn đề phổ biến của ngành dược Việt Nam.

Xét về yếu tố thị trường, DVD là mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trong ngành dược hiện nay. DVD cũng có đối tác chiến lược là quỹ đầu tư BankInvest, với mức giá tham gia là 80,000 đồng.

Dự phóng chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010 

 

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Kinh tế vĩ mô Tháng 02/2010 – Chuyên đề: Lãi suất cơ bản (26/02/2010)

>   Phần 3: Ngân hàng - Khuyến nghị MUA đối với ACB và STB (16/02/2010)

>   Phần 2: Kinh tế Việt Nam - Triển vọng và rủi ro (15/02/2010)

>   Phần 1: Kinh tế thế giới - Triển vọng và rủi ro (13/02/2010)

>   Chứng khoán chờ đợi để “nở rộ” sau Tết? (04/02/2010)

>   Techcombank: Báo cáo phân tích (28/01/2010)

>   Bimico: Báo cáo phân tích Công ty (21/01/2010)

>   Kinh tế và thị trường chứng khoán 2009: Một năm nhìn lại (02/01/2010)

>   DBC: Báo cáo phân tích công ty (30/12/2009)

>   Dự báo lạm phát và những giải pháp chính sách tiền tệ (19/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật