Dự án phong điện lớn nhất Đơng Nam Á tại Bình Thuận
Đổi thay vùng đất cằn
5 tua-bin đầu tiên của dự án Nhà máy phong điện 1 đặt tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vừa lắp đặt xong và sẵn sàng để đấu nối vận hành lên lưới điện quốc gia trong tháng 8 này, sau hơn một năm khởi cơng xây dựng. Đây là dự án phong điện có quy mơ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, mở ra triển vọng lớn về nguồn năng lượng sạch cho Việt Nam.
Dự án khổng lồ
Nằm bên cạnh quốc lộ 1A, cách bờ biển chừng 300m, dự án Nhà máy phong điện 1 thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, khu vực quanh năm “thiếu mưa thừa nắng gió”, cây cối khô cằn. Tuy vậy, nơi đây lại là vị trí đắc địa để xây dựng phong điện bởi lượng gió khá dồi dào. Đó chính là lý do khiến các nhà đầu tư chọn Tuy Phong làm địa điểm xây dựng nhà máy phong điện, bất chấp việc đầu tư mất khá nhiều công sức lẫn vốn đầu tư.
Theo thiết kế, mỗi trụ quạt gió có chiều cao 85m. Tua-bin gồm 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 37,5m để hứng gió, đường kính khi quạt quay là 77m. Công suất trung bình của một tua-bin tạo ra 1,5 MW. Trọng lượng của trụ quạt gió nặng trên 170 tấn (được chia làm 4 đoạn để lắp đặt) và mỗi cánh nặng 6 tấn.
Riêng thân tua-bin nặng tới 60 tấn.
Chính vì kích thước mỗi tua-bin quá cỡ như vậy nên việc lắp đặt rất vất vả, thậm chí phải cần đến loại cần cẩu 500 tấn để lắp ráp. Để lắp một tua-bin, phải mất một tháng chỉ để xây dựng trụ bê tông với bán kính 4,8m; tốn khoảng 800 tấn thép và xi măng. Ngoài ra, thời gian lắp đặt một tua-bin mất thêm 2-6 ngày, tùy địa hình, điều kiện khí hậu…
Riêng về tính năng hoạt động, với tốc độ gió 3-4m/giây thì cánh quạt đã có thể quay, tua-bin sẽ phát điện. Trong khi đó, tốc độ gió trung bình ở khu vực Bình Thạnh lên đến hơn 6,7m/giây nên rất lý tưởng.
Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, Hàn Đắc Thuận cho biết, đến nay mọi bước chuẩn bị để kết nối vận hành phong điện lên lưới điện quốc gia đã sẵn sàng. 5 tua-bin vừa lắp đặt hoàn tất sẽ được chính thức phát điện lên lưới điện quốc gia trong tháng 8-2009. Hiện nhà đầu tư đang khẩn trương lắp đặt trạm biến áp, đường dây 110 kV để đấu nối với điện lưới Phan Thiết-Tháp Chàm.
Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) - chủ đầu tư dự án, cho hay, từ nay đến cuối năm, REVN sẽ lắp đặt thêm 7 tua-bin nữa, đưa tổng số tua-bin lắp đặt ở giai đoạn 1 của nhà máy lên 12 trụ, công suất 18 MW với tổng vốn đầu tư trên 817 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2 và 3, Nhà máy phong điện 1 sẽ được mở rộng, xây dựng thêm 80 tua-bin, nâng tổng công suất tồn dự án là 120 MW và sẽ hồn thành vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ công nghệ, thiết bị phục vụ nhà máy nhập khẩu của Đức, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Phía nhà cung cấp sẽ sửa chữa bảo hành trong 2 năm, sau đó sẽ chuyển giao cho chủ đầu tư.
Đòn bẩy phát triển kinh tế
Theo Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, Hàn Đắc Thuận, khi nhà đầu tư mới đến tìm hiểu việc xây dựng nhà máy phong điện trên địa bàn, người dân lẫn chính quyền rất lo ngại tính khả thi dự án. Trong đó, sợ nhất vấn đề ô nhiễm tiếng ồn của động cơ tua-bin quạt gió khi vận hành. Tuy nhiên, sau khi nghe phía chủ đầu tư giải trình cũng như phân tích từ các nhà khoa học cho rằng, hiện nay bằng giải pháp đầu tư công nghệ mới, hiện đại sẽ tạo ra vận tốc chỉ ở mức 19 vòng quay/phút và hạn chế được tối đa tiếng ồn, nên người dân mới yên tâm mời nhà đầu tư.
Ngoài ra, việc đầu tư nhà máy phong điện chủ yếu sử dụng đất hoang hóa, hầu như không đụng đến diện tích đất sản xuất trên địa bàn mà lại tạo ra công ăn việc làm cũng như dịch vụ ăn theo, do đó chính quyền và người dân rất đồng thuận.
“Chúng tôi chỉ chọn lựa, ưu tiên các nhà đầu tư vào những ví trí đất khô cằn, không đụng đến đất lúa, hoa màu của người dân. Nếu các nhà đầu tư đạt được những yêu cầu này chúng tơi sẽ ưu tiên và giải quyết thủ tục nhanh nhất” - ông Hàn Đắc Thuận nói.
Ông Thuận đơn cử, trong dự án Nhà máy phong điện 1, diện tích đất chiếm dụng chỉ 150ha/1.500 ha quy hoạch, trong đó chỉ 20% đất nông nghiệp nhưng đã bỏ hoang vì khô cằn, không thể trồng trọt. Dù vậy, người dân vẫn được chủ đầu tư hỗ trợ tiền khi làm dự án. Mặt khác, nếu khai thác hợp lý, ở mức độ vừa phải các dự án phong điện trên địa bàn, thì không chỉ tạo ra lợi ích quốc gia mà còn giúp cho kinh tế địa phương phát triển mạnh lên, trước mắt là ngành du lịch. Bởi thực tế, sau khi 80 trụ quạt gió của dự án phong điện 1 và hàng chục trụ của dự án phong điện 2 (REVN đang giải trình kinh tế-kỹ thuật) được xây dựng lên thì nơi đây sẽ trở thành quần thể du lịch phục vụ cho du khách, kết hợp với tắm biển, thăm quan thắng cảnh tại Tuy Phong… Chính vì vậy, trong quy hoạch phát triển ngành du lịch với tầm nhìn 2015-2020, UBND huyện Tuy Phong đã đề xuất nâng diện tích lên trên 1.000 ha để công nhận thành khu du lịch, thay vì điểm du lịch như hiện nay để có mức đầu tư xứng tầm hơn.
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 14 nước giàu tiềm năng thủy điện nhất thế giới với nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ đã và đang được xây dựng. Riêng tại tỉnh Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Tồn tỉnh hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW.
Điện gió khó rẻ
Dùng sức gió để sản xuất điện là những gì Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đang làm tại Tuy Phong, Bình Thuận. Việc tận dụng nguồn năng lượng mới này đã đánh dấu lĩnh vực sản xuất điện của Việt Nam đã tiếp cận với nguồn năng lượng sạch và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Sử dụng nguồn tài nguyên vô tận như vậy, nhưng ban đầu, theo ông Nguyễn Đức Thứ, Tổng Giám đốc REVN, giá điện khó có thể rẻ do công nghệ, kỹ thuật hoàn toàn phải nhập khẩu.
Ông có thể nói gì về việc sử dụng năng lượng thiên nhiên này để sản xuất điện?
- Ông NGUYỄN ĐỨC THỨ: Việc tận dụng sức gió để sản xuất điện đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng bởi nó không gây ra những ảnh hưởng đến môi trường, con người. Không phải ngẫu nhiên những nước phát triển trên thế giới đều tập trung phát triển công nghệ năng lượng sạch.
Ưu điểm a nguồn năng lượng này so với các dự án điện khác như thế nào, thưa ông?
- Cả về lâu dài và trước mắt là giải quyết được vấn đề về môi trường. Tiếp đến là khi đầu tư, số tiền bỏ ra có thể mang lại hiệu quả ngay. So với nhiệt điện, rõ ràng việc dùng sức gió để sản xuất điện có nhiều ưu điểm hơn. Nếu như với nhiệt điện, sau này, có thể phải nhập than để sản xuất, và doanh nghiệp không thể tính được giá than sẽ nhập 10 năm nữa và chi phí, giá điện sẽ bao nhiêu. Nhưng với phong điện, doanh nghiệp có thể tính được.
Có ý kiến cho rằng, tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên, nhưng phong điện sẽ không thể rẻ. Điều này dường như sẽ làm khó người tiêu dùng, người dân không được hưởng lợi nếu phải dùng nguồn điện do REVN sản xuất. Ông bình luận gì về điều này?
- Nguyên nhân cũng là do công nghệ sản xuất phải chuyển giao từ nước ngoài, kỹ thuật vận hành cũng có những khác biệt cần có sự đào tạo từ các chuyên gia nước ngoài.
Ở Đức, chính phủ họ cũng đã phải trợ cấp 3-6 cent/kWh trong 3 năm về giá điện cho người dân. Dù đầu tư cũng như giá điện sản xuất cao, nhưng xét ở góc độ khác thì nó hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư nhiệt điện, bởi có những dự án nhiệt điện, chủ đầu tư còn phải làm nhiều tiểu dự án nhỏ như cảng biển, chưa kể những dự án đó, về lâu dài còn gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, giá cao nhưng nếu được hỗ trợ thì trên góc độ vĩ mô, Nhà nước có thể sẽ tốn ít tiền hơn để khắc phục những hậu quả khác, như xây bệnh viện.
Như vậy, xét ở góc độ kinh tế, xã hội, chỉ có doanh nghiệp là người được lợi nhiều nhất khi đầu tư phong điện?
- Để đầu tư vào phong điện đòi hỏi về công nghệ là rất quan trọng, tiếp đến là vận hành. Số tiền đầu tư cũng lớn. Do đó, người đi tiên phong trong lĩnh vực này không phải là dễ. Hiện giờ giá điện sản xuất ra có thể cao nhưng vài năm tới, khi máy móc kỹ thuật trong nước có thể sản xuất được thì giá sẽ rẻ hơn.
Mặt khác, giá điện đến người tiêu dùng cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc giá điện ở Việt Nam. Đây vẫn là loại hàng hóa Nhà nước kiểm soát và nếu EVN mua giá nào thì doanh nghiệp phải bán giá đó. Có những cái mình muốn cũng không thể được. Đó chính là những rủi ro mà người đi đầu có thể gặp phải chứ không hẳn là tất cả đều dễ dàng.
Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là việc đầu tư phong điện là đầu tư vào công nghệ sạch và dần dà cũng sẽ phù hợp với người dân. Việc đầu tư vào công nghệ sạch là xu hướng tất yếu bởi nó giảm thiểu những tác hại đối với môi trường.
Khi nào thì REVN bắt đầu vận hành nhà máy phong điện, thưa ông?
- Về kỹ thuật, trong tháng 8 chúng tôi sẽ thử nghiệm, kết nối. Thời gian tùy thuộc vào hệ thống đó vận hành thế nào vì phụ thuộc kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài.
- Cảm ơn ông.
Phan Lộc - Lạc Phong - Ngọc Quang
Sài gòn giải phóng
|