Thứ Hai, 03/08/2009 06:29

Xuất khẩu cá tra, ba sa: Về đích 1,2 tỷ USD?

Mặc dù gặp phải rất nhiều trở ngại về những quy định mới của EU cùng các thị trường lớn khác nhưng những tháng đầu năm 2009, mặt hàng cá tra và ba sa của Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Nhiều chuyên gia trong ngành còn dự báo trong năm nay mặt hàng này sẽ về đích với kim ngạch 1,2 tỷ USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết: xuất khẩu cá tra, basa trong tháng 6 đạt 57.918 tấn, trị giá 126,873 triệu USD, tăng 7,4% về khối lượng và 4,5% về giá trị. Như vậy, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra, basa đạt sản lượng 266.258 tấn, trị giá 604,749 triệu USD. Trong đó, đứng đầu vẫn là thị trường Mỹ với mức tăng trưởng 60,4%; đứng thứ hai là Mêhicô với 39,9% và kế đến là Hà Lan với 39,7%. Một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc xuất khẩu cá tra, ba sa phải kể tới Công ty Vĩnh Hoàn với 46,6 triệu USD, Công ty Hùng Vương 45,2 triệu USD và Công ty Navico 37,6 triệu USD...

Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra và ba sa dần hồi phục là do nhu cầu cá tra tại thị trường EU tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm. Chỉ tính riêng tháng 6, xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường này đã đạt 20.644 tấn, trị giá 51,585 triệu USD, tăng 26,7% và 19,4% so với cùng thời điểm năm ngoái. Thêm vào đó, giá cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong 2 tháng gần đây đã tăng so với các tháng đầu năm. Đặc biệt, sau hội chợ Vietfish vừa qua, Việt Nam đã ký được thỏa thuận với phía Nga sẽ tăng sản lượng xuất khẩu cá tra vào thị trường này thêm 10.000 tấn trong bốn tháng cuối năm 2009. Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) sẽ xuất khẩu trên 50 container cá tra đông lạnh sang Mỹ trong tháng 8 năm nay. Từ những tín hiệu khả quan này, Hiệp hội Vasep dự báo, năm nay kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt mức 1.2 tỷ USD.

Tuy nhiên hiện nay, việc nuôi và chế biến cá tra, ba sa vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về giá cả thức ăn chăn nuôi tăng liên tục cũng như nhiều hộ nông dân nuôi khó tiếp cận nguồn vốn vay cho sản xuất. Điều này đã khiến cho các hộ nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL chỉ thả cá với mật độ thưa và cho ăn cầm chừng, không dám đầu tư nhiều vào quá trình nuôi cá, kéo theo nguồn cá nguyên liệu trở nên khan hiếm. Điều này đã khiến cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn đang hoạt động cầm chừng chỉ với 30-40% công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu mặc dù máy móc thiết bị được đầu tư rất hiện đại.

Bên cạnh những tồn tại trên lại thêm những khó khăn do Luật SPS (kiểm dịch động vật) và một số luật về hàng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng mà EU đang quy định, đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta đang đứng trước những trở ngại lớn cho việc kinh doanh, vì Luật IUU (về nguồn gốc thủy sản với những điều khoản khắt khe hơn) sắp được Liên minh châu Âu – EU áp dụng rộng rãi vào ngày 1/1/2010. Thời hạn áp dụng gấp rút như vậy sẽ khiến Việt Nam không đủ thời gian để đáp ứng những yêu cầu của EU vì trên thực tế, ngành đánh bắt hải sản của Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế. Do vậy, rất khó để có được giấy chứng nhận của từng lô hải sản đánh bắt. Nên muốn chấp hành đúng các qui định của luật IUU thì Việt Nam phải có lộ trình từ 2 đến 3 năm để tiến hành.

Thêm nữa là việc Bộ Nông nghiệp Mỹ vẫn chưa có quyết định rõ ràng xem có coi cá tra và basa của Việt Nam thuộc dòng cá da trơn (catfish) hay không. Trong khi đó, thị trường EU và Mỹ lại là những thị trường tiềm năng lớn nhất của ngành thủy sản nước ta. Tất cả những rào cản này buộc các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tìm hướng đầu tư và tiếp tục duy trì việc sản xuất kinh doanh hợp lý và phải đáp ứng đầy đủ các quy định của EU cũng như thương thuyết với Bộ Nông nghiệp Mỹ nhanh chóng đưa ra qui định dứt khoát về định nghĩa cá da trơn.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn những qui định này thì các sở ban ngành và các doanh nghiệp nước ra cần có sự liên kết chặt chẽ. Có như thế thì năm 2009 xuất khẩu cá ba sa và cá tra mới thuận lợi về đích 1,2 tỷ USD.

Thùy Dương

Công Thương

Các tin tức khác

>   Chuyên nghiệp hóa tiểu thương (03/08/2009)

>   Giá thép tăng 150.000 đồng/tấn (03/08/2009)

>   Dồn vốn kích cầu cho nông dân (03/08/2009)

>   “Cuộc chiến” quanh gói mì ăn liền (03/08/2009)

>   Kinh nghiệm “đem chuông đi đánh xứ người” (03/08/2009)

>   Giá cà phê tăng lại (03/08/2009)

>   Tránh bên trọng, bên khinh (02/08/2009)

>   Định vị lại ngành công nghiệp phần mềm (02/08/2009)

>   Mở rộng Quốc lộ 51 nối đến Bà Rịa-Vũng Tàu (02/08/2009)

>   Miền Trung đang hội đủ thế mạnh để phát triển (02/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật