Thứ Năm, 23/07/2009 09:52

Găm ngoại tệ nhờ lãi vay rẻ

Một bộ phận của thị trường ngoại tệ vẫn đóng băng do hai bên mua - bán không gặp nhau. Bên có ngoại tệ muốn bán cao hơn giá do ngân hàng niêm yết, nhà nhập khẩu cần mua nhưng ngán bị xử lý do vi phạm quy định về biên độ tỉ giá.

Các giải pháp được Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong ba tuần qua chủ yếu mang tính hành chính, vì thế chưa thể giúp rã băng trên thị trường ngoại tệ. Trước đó, giải pháp giảm lãi suất gửi và vay USD cũng không giúp xoay trở tình thế.

Doanh nghiệp (DN) vẫn găm giữ USD, giá USD tại thị trường tự do vẫn ở mức cao. Câu hỏi đặt ra là kinh tế khó khăn, DN lấy đâu ra vốn cho sản xuất kinh doanh còn ngoại tệ thì cất giữ chờ giá lên?

Ghi nhận từ các ngân hàng, sau khi thực hiện chương trình hỗ trợ 4% lãi suất đã nảy sinh “cơ chế” hỗ trợ... vốn cho DN găm giữ ngoại tệ. Bình thường, DN xuất khẩu thu được ngoại tệ phải bán để lấy VND phục vụ chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. DN không thể găm giữ ngoại tệ và đi vay VND để kinh doanh vì lãi suất vay VND luôn cao hơn nhiều so với lãi tiền gửi thu được từ găm giữ USD. Chưa kể hằng tháng phải trả lãi vay rất cao trong khi khoản lợi từ việc tăng tỉ giá chỉ là kỳ vọng trong tương lai.

Tuy nhiên, kể từ khi được hỗ trợ lãi suất vay vốn VND, lãi suất vay vốn VND đã giảm khoảng 40% so với trước, các DN đã mạnh tay vay vốn VND của ngân hàng để sản xuất kinh doanh, còn ngoại tệ thì giữ lại. Giữ USD và vay VND, DN tính toán chi phí sản xuất kinh doanh có tăng chút ít nhưng chấp nhận được và có thể bù đắp, thậm chí lãi to nếu tỉ giá tăng thêm.

Theo một số ngân hàng, cơ chế bù 4% lãi suất chỉ quy định đối tượng và ngành nghề được hỗ trợ, không quy định DN có vốn ngoại tệ chưa sử dụng thì không được nhận bù lãi suất khi vay vốn VND. DN giữ USD khiến nhu cầu vay vốn VND tăng cao, không đủ tài sản thế chấp, một số ngân hàng nhận chính khoản ngoại tệ mà DN găm giữ làm tài sản đảm bảo cho khoản vay bằng VND. Một số DN gửi USD ngân hàng này, vay tiền ở ngân hàng khác để khỏi mang tiếng là có tiền lại đi vay vốn có bù lãi suất của Chính phủ.

Một quan chức Ngân hàng Nhà nước địa phương cho biết qua kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp này nhưng khó xử lý vì DN không sai. Cũng đã có ý kiến đề xuất Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định, không hỗ trợ lãi suất đối với những DN găm giữ ngoại tệ.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - thành viên hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia - cho rằng Chính phủ hỗ trợ lãi suất nhằm chia sẻ khó khăn nhưng DN khai thác cơ chế này để găm giữ ngoại tệ, gây khó khăn hơn trong điều hành chính sách thì việc dừng bù lãi suất cho các trường hợp này là sòng phẳng.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu Chính phủ dừng bù lãi suất cho các trường hợp găm giữ USD, chắc chắn thị trường ngoại tệ sẽ dần tan băng. DN sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục được vay vốn có bù lãi suất thay vì giữ ngoại tệ rồi phải trả lãi vay cao.

Lãi suất doanh nghiệp phải trả khi găm giữ USD (Đơn vị:%/năm)

 

Vay VND

Gửi USD

Chênh lệch lãi phải trả

Không bù lãi suất

10,5%

2%

8,5%

Bù lãi suất

6,5%

2%

4,5%

T.TUYỀN

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Vay đầu tư chứng khoán, bất động sản sẽ khó hơn (23/07/2009)

>   Không có chuyện phát hành tín phiếu bắt buộc để rút tiền (22/07/2009)

>   Thiếu đô la, doanh nghiệp "lách" bằng ngoại tệ khác (22/07/2009)

>   Kết quả đấu thầu trái phiếu Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (22/07/2009)

>   64.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ: Cơ hội của nhiều ngành (22/07/2009)

>   Vòng xoáy lạm phát, cung tiền (22/07/2009)

>   Vàng vững giá trên 21 triệu đồng (22/07/2009)

>   Doanh nghiệp - ngân hàng: Loay hoay "xoay" ngoại tệ (22/07/2009)

>   “Kích cầu niềm tin” bằng chính sách bảo hiểm tiền gửi (22/07/2009)

>   Ngân hàng đang “hỗ trợ” cho thép ngoại (22/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật