Thứ Năm, 16/07/2009 16:54

FDI cần được xem xét nhiều góc độ

Sự giảm sút về mặt con số liên quan đến vốn FDI 6 tháng đầu năm 2009 của VN, mặc dù là xu hướng vận động chung của dòng vốn này trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, song vẫn cần được nhìn lại để việc đón nhận nó trở nên hiệu quả hơn. Đó là khẳng định của TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương khi trao đổi về vấn đề này.

- Ông có bình luận gì về những chỉ tiêu FDI “khiêm tốn” trong 6 tháng đầu năm nay?

Việc các dòng FDI vào VN trong 6 tháng cuối năm giảm sút rất mạnh (gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái) cũng là điều dễ hiểu vì vốn FDI cũng chịu tác động của khủng hoảng, suy thóai toàn cầu, VN không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cần xem xét mức suy giảm của VN so với các nước khác để thấy được sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế, cũng như cách VN ứng phó, tận dụng cơ hội đó trong khủng hoảng như thế nào.

Trong ngắn hạn, chỉ tiêu FDI ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đầu tư, tăng trưởng của VN không phải là con số cam kết mà là con số thực hiện, trong đó quan trọng nhất là con số giải ngân thực từ nước ngoài vào VN qua cán cân thanh toán quốc tế. Vốn thực hiện (đạt khoảng 4 tỷ USD bằng 81,6% so với cùng kỳ năm trước) dường như giảm ít hơn so với mức độ giảm của vốn cam kết (8,87 tỷ - bằng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008). Vốn thực hiện giảm là dễ hiểu vì mức độ giảm cùng với con số cam kết nhưng đây là điều đáng suy nghĩ. Thực tế, môi trường đầu tư của VN giảm, một phần do bên ngoài nhưng một phần do năng lực hấp thụ, năng lực thực hiện.

- Thưa ông, hiện tượng đầu tư “lệch” trong bức tranh FDI có nên được coi là “cứu cánh” cho thu hút FDI nửa đầu năm nay hay không ?

Từ cuối năm 2007 đến 2008, tỷ trọng FDI đổ vào bất động sản rất cao, nhưng chúng ta cần nhìn nhận theo nhiều góc độ. Thứ nhất: tiềm năng của khu vực bất động sản của VN vẫn đang có sức hấp dẫn rất lớn trong lựa chọn của giới đầu tư. Thứ hai, thị trường này có nhiều phân ngách (kho vận, nhà ở, văn phòng cho thuê, du lịch, khu công nghiệp...) và vì vậy có tác động đến tăng trưởng kinh tế khác nhau. Thứ ba, FDI vào bất động sản quá nhiều cũng có thể có nhiều rủi ro ví dụ tạo sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực theo nghĩa VN vẫn cần nguồn lực phát triển lớn cho nhiều lĩnh vực khác; hoặc FDI cũng có thể là nhân tố gia tăng bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy ở nhiều nước cũng như ở VN, chu kỳ bong bóng bất động sản có quan hệ qua lại với các chu kỳ suy thoái của nền kinh tế.

Theo đó, tôi cho rằng có hai vấn đề quan trọng về mặt chính sách cần được chú ý:

Một là, VN cần xem xét lại chính sách, cách phân cấp, quy hoạch và mức độ mở cửa trong lĩnh vực bất động sản đối với đầu tư nước ngoài... để bên cạnh bất động sản, VN còn tạo được nhiều hấp dẫn khác khiến nguồn lực phân bổ đồng đều, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, dòng vốn vào lĩnh vực này cần phải được xem xét trong tương quan với cán cân thanh toán quốc tế để có giải pháp hạn chế rủi ro mà thị trường này có thể đem lại.

- Nhìn nhận lại tác động của FDI đối với đầu tư trong nước, đặc biệt là đầu tư tư nhân, theo ông đó là tác động thoái lui hay thúc đẩy ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI có cả hai tác động kể trên. FDI nói chung thúc đẩy đầu tư tư nhân theo nghĩa mở rộng đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là tăng lượng đầu tư mà chưa tăng được chất, các chuyển giao công nghệ, kỹ năng, cách thức quản lý còn hạn chế. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, khu vực tư nhân VN phát triển nhanh, mạnh nhưng số lượng các DN tư nhân hoạt động bài bản, quy mô lớn, hứng được những tác dộng lan tỏa của FDI còn ít.

Bên cạnh FDI, cũng phải kể đến một nhân tố khác có tác động không nhỏ tới đầu tư tư nhân - đầu tư nhà nước. Vừa qua, chúng ta thấy rất rõ có hai loại đầu tư nhà nước. Một loại thoái lui đầu tư tư nhân như đầu tư bành trướng, khép kín của các tập đoàn, TCty nhà nước... Nhưng bên cạnh đó có những đầu tư nhà nước khác thúc đẩy đầu tư tư nhân, đã được tiến hành nhưng còn hạn chế như đầu tư nhà nước vào giáo dục, hạ tầng...

Tuy vậy, ở VN còn hạn chế như phân bổ nguồn lực, các khung khổ pháp lý cho đầu tư tư nhân tham gia đã có và nhà nước cũng đang sửa, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ như mô hình kết hợp nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng... Vì vậy, cần xem xét cách phân bổ nguồn lực, các khung khổ pháp lý để tư nhân tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực này.

- Xin cảm ơn ông.

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngòai (Bộ KHĐT): 6 tháng đầu năm 2009, mức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 77,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 8,88 tỷ USD. Cả nước có 306 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD, chỉ bằng 13,3% cùng kỳ năm 2008; có 68 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,1 tỷ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ.

Theo ước tính, lượng vốn FDI giải ngân trong nửa đầu năm nay đạt khoảng 4 tỷ USD, bằng 81,6% cùng kỳ năm ngoái, trong đó vốn từ nước ngoài đạt khoảng 3,3 tỷ USD.

Thanh An

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Miền Trung: Cảng nhiều, hàng vẫn “đói” (16/07/2009)

>   Đã đến thời của nội lực (16/07/2009)

>   Mở rộng ứng dụng hải quan điện tử (16/07/2009)

>   20% sữa kiểm nghiệm không đạt yêu cầu (16/07/2009)

>   Công nghiệp phần mềm: Bao giờ hết "ngọa hổ, tàng long"? (16/07/2009)

>   Thắt chặt đạo đức (16/07/2009)

>   Mục tiêu tăng trưởng phải trở thành động lực cải cách (16/07/2009)

>   IDG tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam (16/07/2009)

>   Có sinh nhưng không dưỡng (16/07/2009)

>   60 doanh nghiệp kêu trời (16/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật