Thứ Năm, 16/07/2009 16:27

Đã đến thời của nội lực

Những tháng đầu năm 2009 là khởi đầu cho thời điểm khó khăn trong lịch sử thu hút FDI vào VN, đồng thời báo hiệu một giai đoạn mới trong bức tranh kinh tế VN: Sự bừng tỉnh của đầu tư trong nước.

Các dự án tăng vốn trở thành nhân tố mới cải thiện cơ cấu thu hút FDI trong nửa đầu năm nay và cho thấy cú lội ngược dòng khá bất ngờ của hoạt động FDI ở VN trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kéo theo sự thu hẹp rõ rệt cả dòng vốn đăng ký mới và vốn bổ sung FDI trên phạm vi toàn cầu.

Trên đà giảm ?

VN đang phải đón nhận sự giảm mạnh mức thu hút FDI và những động lực tăng trưởng từ khu vực có vốn ĐTNN. Đặc biệt, xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực DN có vốn ĐTNN đã giảm rõ rệt trong những tháng đầu năm nay, phân bổ các dự án chưa đồng đều và làm tăng hiệu ứng căng thẳng về đất đai.

TS Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhận định: Hệ quả tất yếu của sự “lệch chuẩn” về cơ cấu FDI này sẽ là sự phát triển mất cân đối giữa các ngành, địa phương ngày càng gia tăng, cũng như tạo ra những cơn “sốt dự án” và “sốt đất đai” có tính đầu cơ cao, căng thẳng trong giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh, bình đẳng xã hội... TS Nguyễn Minh Phong cũng băn khoăn về triển vọng hoàn thành kế hoạch thu hút 20 tỷ USD FDI trong năm 2009 - mặc dầu chỉ bằng khỏang 1/3 năm 2008, song cũng không phải hoàn toàn chắc chắn.

FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tổng đầu tư xã hội là điều không ai bàn cãi. Tuy nhiên, TS Bùi Quang Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng: Song song với việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, VN cũng cần có ý thức và chiến lược để phát huy nội lực, coi đó như “vốn đối ứng” và đưa nó trở thành nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cần cải thiện gì ?

Câu chuyện thu hút FDI của VN vốn đã sôi nổi trong mấy năm trở lại đây, khi mà các kỷ lục về những con số thu hút, về những dự án tỷ đô... đã bớt tấp nập khi nguồn vốn này bước vào giai đoạn trầm lắng từ đầu năm nay. Tuy vậy, câu chuyện này đã chuyển theo một hướng mới, không ồn ào với những số lượng hoành tráng nữa. Thời điểm này, giới chuyên gia càng khẳng định: số lượng FDI thu hút cũng quan trọng nhưng không thể bằng những đóng góp thực tế nhằm nâng cao trình độ của nền kinh tế VN.

TS Bùi Quang Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN cho rằng: VN cần có chính sách, cơ chế để thu hút FDI vào các ngành như công nghệ cao, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp... để tận dụng được các lợi thế so sánh của FDI như chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản lý... Điều này cũng giúp VN lựa có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng giá trị gia tăng. Các ngành khác như công nghệ cao, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp lại không thu hút được FDI, vì vậy không tận dụng được các lợi thế của FDI.

Còn nhiều cái khó      

Ở một góc độ khác, TS Bùi Quang Tuấn cho rằng: FDI không hấp thụ được là do vấp phải những nút thắt cổ chai, trong đó có nguyên nhân từ yếu kém của đầu tư trong nước, như hạ tầng, nhân lực... Vì vậy, trước mắt, đầu tư trong nước cần hướng vào các lĩnh vực như hạ tầng, công nghiệp phụ trợ... để tạo năng lực của “vốn đối ứng”.

Theo các chuyên gia, việc VN muốn có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%, vốn nước ngoài đóng góp 25-30% tổng đầu tư thì rõ ràng phụ thuộc vào đầu tư trong nước. Đầu tư trong nước phụ thuộc nhiều vào kích cầu của nhà nước và đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Muốn tạo dựng, thúc đẩy sự phát triển của đầu tư trong nước, nhất là đầu tư tư nhân, phụ thuộc vào các vấn đề như: Thứ nhất: môi trường cạnh tranh, các chính sách khuyến khích kinh doanh, từ quyền sở hữu, gia nhập thị trường đến quyền cạnh tranh bình đẳng. Cạnh tranh bình đẳng có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực tư nhân, từ việc tiếp cận nguồn lực: lao động, tín dụng, mặt bằng đến vốn...

Bên cạnh đó, nó phụ thuộc lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô bởi khi bất ổn kinh tế vĩ mô thì các nguồn lực bị phân bổ, lòng tin đầu tư giảm, nhà nước buộc phải có những chính sách tình thế như thắt chặt tiền tệ để giải cứu, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định – nhưng đồng thời những chính sách này cũng sẽ tác động nhiều đến DN, đẩy chi phí đầu tư và ảnh hưởng đến khả tồn tại, phát triển của của DN.

Thanh An

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Mở rộng ứng dụng hải quan điện tử (16/07/2009)

>   20% sữa kiểm nghiệm không đạt yêu cầu (16/07/2009)

>   Công nghiệp phần mềm: Bao giờ hết "ngọa hổ, tàng long"? (16/07/2009)

>   Thắt chặt đạo đức (16/07/2009)

>   Mục tiêu tăng trưởng phải trở thành động lực cải cách (16/07/2009)

>   IDG tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam (16/07/2009)

>   Có sinh nhưng không dưỡng (16/07/2009)

>   60 doanh nghiệp kêu trời (16/07/2009)

>   Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ai Cập (16/07/2009)

>   Xuất khẩu nỗ lực vượt nửa chặng đường (16/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật