Chủ Nhật, 09/03/2008 22:24

Giảm tác động lạm phát từ nhập khẩu

Vấn đề quản lý tỷ giá đã chính thức được "nới" thêm một bước, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới đây. Theo các chuyên gia, động thái này có thể coi như một biện pháp "đánh đổi", góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát liên tục leo thang trong những tháng gần đây.

Theo Công văn hỏa tốc số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô hướng tới các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008, trong đó có ý kiến chỉ đạo với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng USD nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ dao động +/- 2%.

Theo một quan chức NHNN, điều này nên được hiểu là NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo hướng dao động không quá +/- 2%/năm. Tức là mở rộng hơn so với mục tiêu quản lý ổn định tỷ giá +/-1% của nhiều năm trước đây. Còn biên độ dao động tỷ giá, tức là tỷ giá mua/bán hàng ngày của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá liên ngân hàng được NHNN công bố vẫn được giữ nguyên như trước là +/-0,75%.

Theo lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh, trong bối cảnh dư cung ngoại tệ, việc nới lỏng quản lý tỷ giá đồng nghĩa với việc NHNN chấp nhận tỷ giá giảm mạnh hơn so với trước đây. Điều này một mặt sẽ giảm sức ép lạm phát cho nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng ít nhiều ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, do đồng Việt Nam lên giá sẽ khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn một cách tương đối so với hàng hóa các nước khác.

Do vậy, đây có thể coi là sự đánh đổi trong hoàn cảnh kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu trong chính sách quản lý tiền tệ của NHNN.

Nhưng theo một quan chức NHNN, chủ trương của NHNN là cho phép đồng Việt Nam lên giá "một chút" so với đồng USD (tức là tỷ giá VND/USD giảm xuống), tất nhiên có ảnh hưởng nhưng không quá lớn tới xuất khẩu. Mặt tích cực của việc giảm tỷ giá vào thời điểm hiện nay là giảm sức ép lạm phát từ nhập khẩu.

Prakriti Sofat, chuyên gia kinh tế châu Á của Ngân hàng HSBC cho biết, tại Việt Nam, nhập khẩu "đóng góp" 20% vào tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), do vậy khi đồng Việt Nam tăng giá sẽ có tác động làm giảm mức tăng CPI.

Theo tính toán của HSBC, khi đồng Việt Nam tăng giá 1% so với đồng USD có thể tác động giảm từ 1-1,5% lạm phát/năm. Nhưng mặt khác, khi đồng Việt Nam lên giá 1% cũng giảm bớt xuất khẩu với tỷ lệ 0,2% trong năm đầu tiên và 0,2% trong năm tiếp theo.

Hiện nay, nguồn cung USD trên thị trường vẫn rất lớn từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) và kiều hối tạo nên sức ép tăng giá đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm xuống; tới ngày 6/3/2008, tỷ giá này đã giảm xuống mức 16.034 đồng/USD, đẩy tỷ giá trên thị trường xuống mức 15.916 đồng/USD, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.   

đtck

Các tin tức khác

>   Bảo hiểm phi nhân thọ ngậm ngùi (09/03/2008)

>   Cuộc chiến chống lạm phát: Lửa thử vàng... (09/03/2008)

>   Rút ngay các dự án chậm triển khai khỏi kế hoạch (08/03/2008)

>   Các ngân hàng cam kết chấm dứt khuyến mãi không lành mạnh (09/03/2008)

>   Người gửi tiền bối rối với lãi suất (10/03/2008)

>   Nới rộng biên độ tỷ giá lên 1% (09/03/2008)

>   Sacombank đầu tư 25 tỉ đồng vào Đại học Yersin Đà Lạt (08/03/2008)

>   Ngân hàng cam kết ổn định lãi suất (08/03/2008)

>   ACB tăng mạnh lãi suất huy động vàng (07/03/2008)

>   Nới rộng biên độ mua, bán ngoại tệ (08/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật