Thứ Bảy, 28/07/2007 12:27

Giá thép leo thang, quản lý bó tay?

Một trong bốn tác nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm tăng cao là do giá thép và vật liệu xây dựng leo thang. Mới đây, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) báo cáo đầy đủ giá nhập phôi và chi phí sản xuất cụ thể để có cơ sở cho việc bình ổn giá thép trong thời gian tới.

Doanh nghiệp thép có làm giá?

Chỉ tính riêng trong hai tháng qua, giá thép đã tăng thêm 2 triệu đồng/tấn. Hàng loạt các công ty lớn như: Thép Việt- Nhật, Công ty Thép Miền Nam... đều nâng giá bán lên mức kỷ lục với 10,35 triệu đồng/tấn thép cuộn, thép cây lên tới 10,45 triệu đồng/tấn, thậm chí có nơi giá thép còn cao ngất ở mức 11 triệu đồng/tấn.

Theo lý giải của ông Lê Chí Cường, Chủ tịch VSA, giá thép tăng là do phôi nhập khẩu từ Trung Quốc bị nâng mức thuế suất lên 15%. Tuy nhiên, cũng theo thống kê của VSA cho thấy, việc Trung Quốc nâng thuế suất thuế nhập khẩu phôi đã được các DN biết trước nên đã có sự chủ động về nguồn phôi sản xuất. Tính trong tháng 6, lượng phôi mà các DN nhập khẩu chỉ trên 100.000 tấn. Trong khi đó, tháng 5 là gần 400.000 tấn. Tổng cộng 6 tháng đầu năm khoảng trên 1 triệu tấn. Như vậy, khi tăng giá thép, các DN vẫn chưa dùng đến lượng phôi ít ỏi nhập khẩu với giá cao trong tháng 6. Mặt khác, số liệu mà VSA và các DN trình lên Cục Quản lý Giá so với số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy nhiều điểm khập khiễng. Các DN cho rằng nhập khẩu phôi thép với giá lên tới 530 - 540 USD/tấn, trong khi số liệu từ hải quan cho thấy, ngay cả trong tháng 6 giá phôi mà các DN nhập về là 480 USD/tấn. Và các DN vẫn hoàn toàn không hề bị thua lỗ, thậm chí còn lãi cao như sự khẳng định của ông Nguyễn Thành Đồng, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, cho biết: Cục sẽ phân tích và so sánh kỹ lưỡng tính xác thực của các số liệu được báo cáo để làm cơ sở cho việc bình ổn giá trong thời gian tới.

Cơ quan quản lý chậm chân

Bà Thái Thị Mỹ Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Xây dựng- Vật liệu xây dựng TPHCM, cho rằng: Thực tế giá thép liên tục tăng trong thời gian qua một phần là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chuyên trách. Nếu các DN chiếm thị phần lớn trên thị trường thép không tăng giá bán thì các DN nhỏ cũng không thể nào nâng giá lên cao như vậy. Tình trạng này đã khiến không ít chủ đầu tư xây dựng đã phải “đắp chiếu” công trình, bị kẹt giữa đường, đành ngậm ngùi nuốt “trái đắng” do thua lỗ. “Giá thép tăng đã được các chuyên gia phân tích thị trường và các DN cảnh báo ngay từ đầu năm. Nhưng đến khi giá thép đã tăng tới mức kỷ lục mà quản lý thị trường vẫn còn chậm chân, chạy theo sau” - bà Hạnh nói.

Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Tân, cho rằng: Đáng ra khi thị trường có nhiều bất ổn như vậy, cục phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, theo dõi sát sao để ngăn chặn tình trạng các DN thi nhau nhảy vào cuộc đua tăng giá thép. Cho đến khi giá thép đã tăng lên mức kỷ lục thì cơ quan này mới gửi công văn yêu cầu VSA giải trình các chi phí sản xuất. Đến nay mới bắt đầu rục rịch điều tra, phân tích thì bao giờ giá thép được bình ổn?

NLĐ

Các tin tức khác

>   Mua căn hộ được giao... tiền bồi thường (28/07/2007)

>   Xuất khẩu cà phê sẽ đạt kỷ lục (28/07/2007)

>   Thương hiệu toàn cầu: câu chuyện trong tầm tay (28/07/2007)

>   Dịch vụ sản phẩm “trọn gói”: Đã mở nhưng chưa thông (28/07/2007)

>   Ngành thủy sản: Nguy cơ mất thị trường (28/07/2007)

>   Ba yếu tố đội giá tăng cao (28/07/2007)

>   Doanh nghiệp Sri Lanka xúc tiến đầu tư tại TPHCM (28/07/2007)

>   Linh hoạt trong thực hiện cam kết WTO (28/07/2007)

>   Quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI (28/07/2007)

>   Đồng Nai: cấp phép một cửa (28/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật