Thứ Bảy, 28/07/2007 11:26

Linh hoạt trong thực hiện cam kết WTO

Sẽ không có danh mục cụ thể về những ngành nghề, lĩnh vực Việt Nam dự định mở cửa trước so với thời điểm đã cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như đề xuất của nhiều nhà đầu tư. Song trao đổi với chúng tôi, một quan chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, nguyên tắc về vấn đề này đã được làm rõ trong Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO.

Với cách làm này, quyền điều hành kinh tế linh hoạt của Chính phủ sẽ được phát huy tối đa trong từng giai đoạn thực tiễn.

Trong dự thảo mới nhất của nghị định nói trên, ngoài nguyên tắc chung là mọi cam kết của Việt Nam với WTO phải được giải thích, áp dụng và thực hiện theo quy định tại Biểu cam kết về dịch vụ, Báo cáo gia nhập WTO và các tài liệu có liên quan (trừ trường hợp nghị định này có quy định thuận lợi hơn), Ban soạn thảo Nghị định khẳng định, trường hợp điều kiện đầu tư nêu tại Biểu cam kết về dịch vụ kém thuận lợi hơn so với quy định về cùng một vấn đề tại các văn bản pháp luật có liên quan, thì áp dụng quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Ngay cả đối với các ngành, lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) không được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, Dự thảo cũng đã đề xuất giải pháp linh hoạt với quy định loại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng cứng nhắc trong quá trình xử lý các dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực như xuất nhập khẩu dầu thô, nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, máy bay, phụ tùng và các phương tiện, thiết bị hàng không, băng đĩa hình, báo, tạp chí, thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm thuốc lá chế biến khác; phân phối các mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà, sách, báo, tạp chí, kim loại đá quý, dược phẩm (trừ các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải; cung ứng các dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ; cung ứng các dịch vụ giáo dục (trừ giáo dục trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhận được sự đồng thuận rất lớn từ phía giới luật gia và các nhà ĐTNN. Chính độ mở linh hoạt này đảm bảo cho các quy định, như cho phép mở doanh nghiệp đào tạo 100% vốn nước ngoài, có cơ hội tiếp tục duy trì hiệu lực. Và điều này cũng sẽ giải tỏa lo ngại về hoạt động tới đây của Hãng hàng không Pacific - khi có sự tham gia của đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, trong bản bình luận mới nhất của các chuyên gia Dự án Star-Việt Nam, quy định liên quan đến việc áp dụng và thực hiện cam kết đối với các ngành dịch vụ quy định tại Biểu cam kết dịch vụ dường như vẫn còn khá nhiều điểm băn khoăn. Theo quy định tại dự thảo nghị định này, thì doanh nghiệp, dự án đầu tư gồm nhiều mục tiêu quy định tại các ngành, phân ngành dịch vụ khác nhau phải tuân thủ quy định đối với ngành, phân ngành dịch vụ có điều kiện hạn chế nhất. Các chuyên gia dự án Star-Việt Nam phân tích rằng, phương pháp áp dụng nguyên tắc khắt khe nhất cho tất cả các dịch vụ trong trường hợp một công ty cung cấp từ hai dịch vụ trở lên có thể dẫn tới hệ quả là hoạt động chính của công ty đó bị ảnh hưởng, cho dù nó không bị các điều luật giới hạn. Một giải pháp được các chuyên gia đề xuất là cho phép các doanh nghiệp này được thành lập các công ty con, cùng hùn vốn với nhau trong mô hình công ty mẹ - con để vừa có thể tách bạch các hoạt động nhằm tránh được sự liên lụy lẫn nhau, vừa đảm bảo được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ kinh doanh cần thiết trong mô hình kinh doanh hiện đại.

Về vấn đề này, Phái đoàn EU tại Việt Nam cũng đã từng đề nghị giải pháp áp dụng cơ chế hạn chế phù hợp với dịch vụ mà công ty cung cấp nhiều nhất tại một thời điểm nhất định để tránh trường hợp công ty này có thể bị áp loại hạn chế không liên quan gì tới dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI (28/07/2007)

>   Đồng Nai: cấp phép một cửa (28/07/2007)

>   Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế (28/07/2007)

>   7 tháng, xuất khẩu dệt may đạt 4,24 tỉ USD (28/07/2007)

>   Quy định về đầu tư ra nước ngoài trong ngành dầu khí (28/07/2007)

>   Ba tỉnh biên giới Việt-Lào-Thái Lan hợp tác du lịch (28/07/2007)

>   Sẽ kiểm tra chất lượng dịch vụ di động và ADSL (28/07/2007)

>   Bàn đạp… chưa đủ lực (27/07/2007)

>   Đáp ứng phụ tải điện tăng 20% là nhiệm vụ nặng nề (27/07/2007)

>   TPHCM: Huy động 782 tỷ đồng phát triển mạng cấp nước (27/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật