Thứ Bảy, 28/07/2007 12:21

Ba yếu tố đội giá tăng cao

Giá tiêu dùng tăng cao đang gây khó khăn cho đời sống nhân dân và cho cả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thực phẩm đang là tác nhân “nguy hiểm” nhất

Tiếp theo dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm, long móng gia súc, trong tháng 7/2007 đã bùng phát bệnh “tai xanh”  của lợn, khiến cho đàn lợn giảm sút nghiêm trọng, đẩy giá thực phẩm tăng đột biến. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7/2007, trên phạm vi cả nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nhóm hàng này đã tăng ở mức 2,29%, thậm chí tại Đồng bằng sông Hồng (nơi tập trung hơn 9,3 triệu dân) đã tăng 4,52%, so với tháng trước (tháng 6 chỉ tăng 1,4%). Thực phẩm được xem là tác nhân “nguy hiểm” nhất, bởi nó diễn ra trong khi CPI của các nhóm hàng khác, như  nhà ở-vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,73%, dược phẩm-y tế tăng 0,69%, lương thực tăng 0,54%, 2 nhóm hàng thiết bị-đồ dùng gia đình và may mặc-mũ nón-giày dép cũng chỉ tăng 0,49%; hay chỉ số giá đồng đô la Mỹ (USD) chỉ tăng 0,22%, thậm chí  chỉ số giá vàng giảm 0,59% so với tháng trước.

Với sự tăng vọt của giá cả thực phẩm như vậy đã làm cho CPI toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc trong tháng 7 tăng thêm 0,94% so với tháng 6 (tháng 7/2006 chỉ tăng 0,4%). Do vậy, mặt bằng giá tiêu dùng toàn xã hội hiện nay đã cao hơn 6,19% so với tháng 12/2006 và tăng 8,39% so với tháng 7/2006, nghĩa là CPI đã tăng nhanh hơn mức tăng 7,87% của tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2007.

Một hiện tượng khác thường là, nhìn chung CPI tại khu vực nông thôn tăng cao hơn ở khu vực thành thị; CPI ở các tỉnh phía Nam tăng thấp hơn ở các địa phương phía Bắc; CPI tại các thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp-thương mại lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM đều tăng thấp hơn mức tăng trung bình của cả nước, trừ  2 thành phố Thái Nguyên và Hải Phòng tăng lần lượt 1,1% và 1,8%.

Lộ rõ 3 “thủ phạm” chính

Như vậy, so với tháng 12/2006, CPI trong cả nước đã  tăng bình quân 6,19% (cùng kỳ năm 2006 tăng 4,4%), trong đó CPI thực phẩm tăng 9,78%, nhà ở - vật liệu xây dựng tăng 9,03% và lương thực tăng 6,13%, trong khi những mặt hàng còn lại chỉ tăng từ 4% trở xuống. Còn so với tháng 7/2006, CPI trong cả nước đã tăng 8,39% (cùng kỳ năm 2006 tăng 7,5%),  trong đó dẫn đầu về tốc độ tăng giá vẫn là 3 nhóm hàng nêu trên, cụ thể là CPI nhà ở-vật liệu xây dựng tăng 10,93%  (cùng kỳ năm 2006 tăng 8,1%), thực phẩm tăng 10,06% (cùng kỳ năm 2006 tăng 8,3%), nhưng CPI lương thực đã tăng 15,03% (cùng kỳ năm 2006 tăng 8,3%), trong khi CPI của những nhóm hàng còn lại chỉ tăng từ 6% trở xuống.

Rõ ràng, chất lượng sản xuất nông nghiệp, mà cụ thể là việc thất bát của những vụ lúa và dịch bệnh gia súc, gia cầm trong 7 tháng đầu năm nay đang tác động mạnh tới tình hình giá cả tiêu dùng. Ngoài ra, việc tăng giá vật liệu xây dựng, nhất là giá thép do giá nhập khẩu phôi thép tăng cao, cũng là một tác nhân lớn đội giá tiêu dùng lên cao trong vòng 1 năm trở lại đây. Đương nhiên, còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài thì việc tăng giá vật liệu xây dựng là khó tránh khỏi, kể cả việc nhập khẩu clinker làm xi măng. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà máy thép, nhà máy xi măng là đòi hỏi cấp bách.

Và thực tiễn ngày càng chỉ rõ, đi đôi với tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, bao hàm cả yêu cầu về an toàn thực phẩm cần được nâng lên tầm cao chiến lược như một quốc sách hàng đầu, bởi lẽ đây là vấn đề an ninh quốc gia về lương thực - thực phẩm, liên quan mật thiết tới việc ổn định giá cả tiêu dùng toàn xã hội.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Sri Lanka xúc tiến đầu tư tại TPHCM (28/07/2007)

>   Linh hoạt trong thực hiện cam kết WTO (28/07/2007)

>   Quyền kinh doanh của doanh nghiệp FDI (28/07/2007)

>   Đồng Nai: cấp phép một cửa (28/07/2007)

>   Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế (28/07/2007)

>   7 tháng, xuất khẩu dệt may đạt 4,24 tỉ USD (28/07/2007)

>   Quy định về đầu tư ra nước ngoài trong ngành dầu khí (28/07/2007)

>   Ba tỉnh biên giới Việt-Lào-Thái Lan hợp tác du lịch (28/07/2007)

>   Sẽ kiểm tra chất lượng dịch vụ di động và ADSL (28/07/2007)

>   Bàn đạp… chưa đủ lực (27/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật