Thứ Ba, 30/01/2024 18:21

Góc nhìn 31/01: Tích cực?

CTCK Beta nhận định trong giai đoạn sắp tới, mặc dù khó có khả năng bùng nổ về điểm số nhưng thị trường vẫn giữ trạng thái tích cực hướng về vùng kháng cự 1,180 – 1,200 điểm.

Chờ sự đồng thuận để bứt phá

CTCK BIDV (BSC): Thị trường giằng co trong vùng 1,175 – 1,180 điểm cả ngày 30/01 trước khi đóng cửa tại mốc 1,179.65 điểm, tăng gần 4 điểm so với hôm trước.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 13/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành ô tô và phụ tùng dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành bán lẻ. Về giao dịch của khối ngoại, phiên cùng ngày khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX.

VN-Index vẫn đang giữ xu hướng giằng co, nhưng phiên 30/01 thị trường chứng kiến sự chuyển dòng, nhiều cổ phiếu cơ bản thuộc nhóm Mid Cap đang tăng tốt, chờ dòng tiền đồng thuận để bứt phá xu hướng.

Tiếp tục được hỗ trợ

CTCK Rồng Việt (VDSC): VN-Index tiếp tục tăng điểm phiên 30/01 bất chấp tín hiệu thận trọng từ phiên trước. Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước, cho thấy nguồn cung vẫn chưa gây sức ép lớn, đồng thời dòng tiền có nỗ lực hỗ trợ và hấp thu cung.

Với tín hiệu khởi sắc trở lại, có khả năng VN-Index sẽ tiếp tục được hỗ trợ và dần tăng theo kênh giá trong thời gian tới.

Rung lắc

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực rung lắc khi tiếp cận lại vùng cản cũ tại quanh 1,185 (+/-10) điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi tại các nhịp hồi phục sớm và chỉ trải lệnh mua trading một phần tỷ trọng khi chỉ số quay xuống vùng hỗ trợ gần 1,150 (+/-5) điểm.

Cần thời thêm thời gian để mở biên độ mới

CTCK Asean (Aseansc): Với xu hướng đi lên như thời điểm hiện tại, VN-Index sẽ cần thời gian trước khi mở biên độ mới. Nhà đầu tư được khuyến nghị mua vào ở vùng hỗ trợ 1,163 – 1,172 điểm và hạ tỷ trọng tại vùng cản 1,190 – 1,211 điểm.

Tiếp tục phân hóa

CTCK Vietcombank (VCBS): Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang có diễn biến tích lũy ổn định khi bật tăng trở lại sau khi chạm đường Tenkan. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI đã dần hướng lên trở lại cho thấy sự cải thiện tốt về lực cầu ở chiều mua chủ động.

Bên cạnh đó, đường trung bình động MA20 vẫn đang tiếp tục hướng lên củng cố thêm cho nhịp tăng điểm trung hạn của VN-Index. Với diễn biến hiện tại, thị trường vẫn sẽ tiếp tục có sự phân hóa và sẽ sớm kiểm tra lại vùng đỉnh 1,190 điểm ngay trong các phiên tới.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng đối với những cổ phiếu đang có xu hướng thu hút dòng tiền tốt thuộc các nhóm ngành như bán lẻ, hóa chất, phân đạm. Với diễn biến hiện tại, dòng tiền sẽ liên tục luân chuyển giữa các nhóm ngành nên các nhà đầu tư vẫn có thể duy trì chiến lược giao dịch T+, hiện thực hóa lợi nhuận đối với cổ phiếu đã chạm kháng cự và cân nhắc giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu đang có sự tích lũy tốt tại vùng hỗ trợ.

Hướng về vùng kháng cự 1,180 – 1,200 điểm

CTCK Beta (Beta): Trong giai đoạn sắp tới mặc dù khó có khả năng bùng nổ về điểm số nhưng thị trường vẫn giữ trạng thái tích cực hướng về vùng kháng cự 1,180 – 1,200 điểm.

Tuy thanh khoản duy trì ở mức thấp do hiệu ứng nghỉ ngơi trước kỳ nghỉ lễ dài nhưng có dấu hiệu lan tỏa tích cực trên nhiều nhóm ngành và đây là tín hiệu tốt hỗ trợ cho xu hướng ngắn hạn của thị trường trong những ngày cận Tết.

Hiện tại, dòng tiền vẫn đang duy trì sự phân hóa theo kết quả kinh doanh đã và đang công bố của các doanh nghiệp niêm yết, cũng như triển vọng của các doanh nghiệp trong năm 2024 khi nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn để đánh giá.

Xu hướng tăng được duy trì

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Thị trường bên ngoài dù tăng điểm ít (bởi nhóm vốn hóa lớn có sự phân hóa), nhưng đà lan tỏa khá tốt khi số mã xanh vẫn nhiều hơn số mã đỏ. Dòng tiền có dấu hiệu chảy vào các nhóm ngành khác như khu công nghiệp, xây lắp điện,…khi thị trường kỳ vọng về câu chuyện tăng trưởng của những nhóm này.

Chỉ số STOCH RSI đã cắt lên đường tín hiệu từ vùng quá bán cho thấy động lượng tăng giá đã quay trở lại. Xu hướng tăng của thị trường vẫn duy trì tốt.

Tiến tới ngưỡng kháng cự tâm lý 1,200 điểm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, VN-Index đang trong nhịp tăng với ngưỡng kháng cự quanh 1,185 điểm (giá cao nhất ngày 22/01/2024 và cũng là vùng hội tụ của đường xu hướng giảm giá trung dài hạn kéo dài nối từ vùng đỉnh 1,500 điểm tháng 04/2022 đến nay).

SHS kỳ vọng chỉ số sẽ sớm vượt qua ngưỡng nói trên để tiến tới ngưỡng kháng cự tâm lý 1,200 điểm.

Về góc nhìn trung hạn, sau giai đoạn thị trường giảm sâu năm 2022 thị trường đang vận động để tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại trước khi kỳ vọng vào xu hướng tăng trưởng mới. Với những vận động của VN-Index trong thời gian qua xác nhận VN-Index đang trong nhịp tăng đầu tiên của kênh tích lũy rộng trung hạn 1,150 – 1,250 điểm.

Thị trường duy trì vận động tích cực, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể giải ngân vào các mã kỳ vọng có sự tăng trưởng trong mùa BCTC trong các phiên điều chỉnh với kỳ vọng VN-Index sẽ có đợt tăng mới tích cực. Nhà đầu tư trung, dài hạn có thể tiếp tục chiến lược mua tích lũy dần trong các nhịp điều chỉnh vì thị trường sẽ cần thêm nhiều thời gian để tích lũy và hình thành uptrend mới.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt (28/02/2024)

>   Ông Ngô Đăng Khoa (HSBC): Tỷ giá chịu áp lực trong quý 1, kết năm 2024 quanh vùng 24,400 đồng/USD (30/01/2024)

>   Góc nhìn 29/01: Tiếp tục xu hướng tích lũy? (29/01/2024)

>   UOB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng 6%, NHNN giữ lãi suất ổn định (29/01/2024)

>   Mười chủ đề lớn cần lưu tâm năm 2024: Nắm bắt cơ hội trong một thế giới phức tạp (29/01/2024)

>   Góc nhìn tuần 29/01 - 02/02: VN-Index gặp khó ở kháng cự mạnh 1,180 - 1,200? (28/01/2024)

>   Cổ phiếu IDC, DXG và DHC có triển vọng tích cực? (29/01/2024)

>   Chuyên gia NHSV: VN-Index sẽ tích cực trong 8 tháng đầu năm (26/01/2024)

>   Góc nhìn 26/01: Khó có biến động mạnh? (25/01/2024)

>   Góc nhìn 25/01: Áp lực rung lắc trong ngắn hạn? (24/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật