Thứ Hai, 20/11/2023 19:19

Bài cập nhật 

Góc nhìn 21/11: Cần thời gian tích lũy

CTCK Beta cho rằng VN-Index cần thêm thời gian tích lũy xung quanh vùng 1,100 điểm để củng cố nền trước khi quay lại chinh phục kháng cự MA200.

Áp lực điều chỉnh

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ sớm gặp áp lực điều chỉnh trở lại và lùi xuống các vùng hỗ trợ kế tiếp, gần là quanh 1,065 (+/-10) và sâu hơn là 1,000 (+/-15).

Sau khi đã bán hạ tỷ trọng về mức an toàn tại vùng kháng cự quanh 1140, NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm, chỉ trải lệnh mở lại từng phần vị thế ngắn hạn quanh các vùng hỗ trợ sâu.

Cần thêm thời gian tích lũy

CTCK Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, xu hướng hồi phục của chỉ số VN-Index vẫn chưa hoàn toàn thất bại khi vẫn duy trì nằm trên đường MA20, nhưng mức độ rủi ro tương đối cao khi nằm dưới đường MA10 và chỉ báo SAR. Dù chỉ báo MACD vẫn duy trì tín hiệu tích cực nhưng đang thu hẹp khoảng cách với đường tín hiệu cho thấy sự suy yếu của xu hướng hồi phục hiện tại. Đường MA200 (1,115 điểm) sẽ lại đóng vai trò kháng cự cho VN-Index, trong khi đó, vùng 1,085 – 1,100 điểm đang đóng vai trò hỗ trợ.

Nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ cần thêm thời gian tích lũy xung quanh vùng 1,100 điểm để củng cố nền trước khi quay lại chinh phục kháng cự MA200. Nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao với tầm nhìn dài hạn có thể tận dụng nhịp giảm này để xem xét mua tích lũy cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt cùng với triển vọng kinh doanh tích cực trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024 với bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp cùng với áp lực tỷ giá đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Biến động không quá lớn

CTCK Vietcombank (VCBS): Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo RSI và MACD mới chỉ cho tín hiệu hình thành đáy đầu tiên nên xác suất cao thị trường vẫn sẽ biến động rung lắc sideway trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc chỉ báo ADX ở khung đồ thị nêu trên đã suy yếu và ở vùng thấp nên xu hướng chính của VN-Index trong phiên 21/11 và các phiên tới sẽ có biến động không quá lớn.

Bên cạnh đó, đường Tenkan của chỉ báo ichimoku vẫn đang cắt và nằm trên đường Kijun cho thấy rủi ro ngắn hạn vẫn thấp

Hướng tới vùng kháng cự cao hơn

CTCP Asean (Aseansc): Trong giai đoạn thiếu vắng các động lực thu hút dòng tiền, xu hướng chậm lại và lực cung cầu giữ cân bằng ở mức thấp.

Chỉ số có xu hướng tiếp tục co hẹp và đi ngang quanh mức 1,100 điểm và tạo vùng cân bằng để hướng tới vùng kháng cự cao hơn (1,160 điểm). Nhà đầu tư nên thận trọng và quan sát các xác nhận rõ ràng từ thị trường.

Tích lũy quanh 1,100 điểm

CTCK BIDV (BSC): Lực mua mạnh đã xuất hiện tại ngưỡng 1,100 điểm kéo chỉ số kết phiên trên ngưỡng tham chiếu. Trong phiên 21/11 và những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể sẽ tích lũy quanh ngưỡng 1,100 điểm để lấy đà bật lên.

Cơ hội ngắn hạn

CTCK Đông Á (DAS): VN-Index đang ở khu vực hỗ trợ 1,100 điểm, vẫn giữ xu thế tăng trung hạn kể từ khi phục hồi từ vùng đáy, nếu lực cầu vân ổn định thì có thể quay lại vùng 1,160 trong những tuần tới.

Nhịp điều chỉnh có thể mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn khi thị trường phản ứng tích cực với vùng hỗ trợ VN-Index 1,100 điểm. Nhà đầu tư trung hạn tận dụng những phiên điều chỉnh để giải ngân gia tăng vị thế nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp.

 

Phục hồi ngắn hạn

CTCK Phú Hưng (PHS): Thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi ngắn hạn sau phiên tăng 20/11. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để tái cơ cấu lại các vị thế lướt sóng. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, kỳ vọng kinh doanh tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Tiếp tục đà tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp (21/11) và chỉ số VN-Index có thể thử thách lại đường trung bình 200 phiên. Đồng thời, nếu thị trường tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp (21/11) thì thị trường có thể sẽ sớm quay trở lại giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, đặc biệt chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên dòng tiền có thể vẫn sẽ chủ yếu tập trung ở hai nhóm cổ phiếu này.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới.

 

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Trung và dài hạn, thị trường chứng khoán vẫn trong xu hướng hồi phục (20/11/2023)

>   Góc nhìn tuần 20 - 24/11: Kiểm định hỗ trợ 1,100 điểm (19/11/2023)

>   VNM, SAB và STK có sáng triển vọng? (20/11/2023)

>   Doanh nghiệp thực hành quản trị tốt sẽ có tiềm năng tăng giá cổ phiếu (18/11/2023)

>   "Ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ cộng sinh" (17/11/2023)

>   Góc nhìn 17/11: Tiếp tục giằng co tích luỹ? (16/11/2023)

>   Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài (16/11/2023)

>   Góc nhìn 16/11: Rung lắc mạnh phiên đáo hạn phái sinh? (15/11/2023)

>   Góc nhìn 15/11:  Vùng cân bằng mới ở 1,100-1,150? (14/11/2023)

>   Góc nhìn 14/11: Hạn chế gia tăng vị thế? (13/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật