Thứ Ba, 14/11/2023 18:36

Bài cập nhật

Góc nhìn 15/11:  Vùng cân bằng mới ở 1,100-1,150?

SHS nhận định với trạng thái hồi phục hiện tại, khu vực cân bằng mới để tích lũy lại có khả năng trong vùng điểm 1,100-1,150 điểm.

Vùng hỗ trợ 1,085-1,100

CTCK BETA: Vùng 1,085-1,100 điểm đang đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index, trong khi đó, đường MA200 (1,115 điểm) đóng vai trò kháng cự khá cứng cho quá trình hồi phục của chỉ số VN-Index hiện nay. Thời gian tới, nếu VN-Index vượt qua điểm kháng cự này cùng với thanh khoản duy trì tốt sẽ giúp cho xu hướng dài hạn của thị trường trở lại trạng thái tích cực về mặt kỹ thuật, khi đó dòng tiền của nhà đầu tư tham gia thị trường nhiều khả năng sẽ cải thiện tích cực hơn.

BETA khuyến nghị nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao với tầm nhìn dài hạn có thể tận dụng những nhịp rung lắc/điều chỉnh để xem xét mua tích lũy cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực trong quý cuối năm 2023 và năm 2024 khi mặt bằng lãi suất kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, tuy nhiên hạn chế tâm lý mua đuổi bằng mọi giá.

Tích lũy quanh 1,100

CTCK Vietcombank (VCBS): Vùng 1,080-1,100 điểm hiện là vùng hỗ trợ gần nhất, VCBS cho rằng, VN-Index có thể sẽ tiếp tục xu hướng dao động tích lũy quanh 1,100 điểm và trong quá trình đó cũng không loại trừ khả năng sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ gần nhất trước khi xuất hiện xu hướng mới.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường trong những phiên tới để có thể kịp thời cơ cấu lại danh mục nếu thị trường bất ngờ gia tăng mức độ biến động. Trong trường hợp chỉ số kiểm tra khu vực hỗ trợ ngắn hạn quanh 1,090 (+/- 10 điểm) thì có thể là cơ hội tốt để giải ngân cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn.

Ngược lại, nếu chỉ số chung tiếp tục xu hướng đi lên hướng đến các vùng cao hơn thì nhà đầu tư cũng nên tạm thời hạn chế mua đuổi các mã đang tăng nóng.

Hướng lên vùng đích kỳ vọng quanh 1,145

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Trong kịch bản vùng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 1,085 (+/-5), tương ứng với đường MA10, vẫn tiếp tục được giữ vững, VN-Index sẽ có cơ hội mở rộng nhịp hồi phục trong ngắn hạn và hướng lên vùng đích kỳ vọng quanh 1,145 (+/-5).

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục trải bán nếu chỉ số có nhịp hồi phục, 1 lần nữa quay lên tiếp cận các vùng kháng cự.

Đáy ngắn hạn

CTCK BIDV (BSC): Hiện tại, VN-Index đang hình thành điểm cân bằng quanh ngưỡng 1,100. Trong những phiên giao dịch tới, chỉ số cần có những phiên giao dịch chặt chẽ hơn để hình thành đáy ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ kháng cự 1,080-1,120

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Sau khi gặp đường MA 200, thị trường đã điều chỉnh và đang đi ngang tích lũy tại vùng này. Ngưỡng hỗ trợ kháng cự hiện tại là 1,080 và 1,120. Ngưỡng hỗ trợ thấp hơn là vùng đáy cũ 1,020.

Tiếp tục tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng trong phiên giao dịch kế tiếp (15/11), nhưng chỉ số VN-Index vẫn có thể còn giằng co quanh đường trung bình 200 phiên. Đồng thời, điểm tích cực là đồ thị giá của chỉ số VNMidcaps có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên Yuanta kỳ vọng dòng tiền ngắn hạn có thể sẽ tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu này trong vài phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới.

Hồi phục kỹ thuật tích cực

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn thị trường đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật tích cực, do nhịp giảm điểm thời gian qua rất mạnh nên nhịp hồi kỹ thuật được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trước khi chỉ số vận động swing với biên độ hẹp dần và ngưỡng kháng cự của VN-Index ở khu vực quanh 1,150 điểm. Với trạng thái hồi phục hiện tại, khu vực cân bằng mới để tích lũy lại có khả năng trong vùng điểm 1,100-1,150 điểm.

Thị trường trong trung hạn đang trong giai đoạn tìm kiếm vùng cân bằng mới và tích lũy lại trong khu vực 1,100-1,150 điểm sau đợt giảm sâu. Với diễn biến vĩ mô trong và ngoài nước hiện tại, việc thị trường hướng tới vận động tìm điểm cân bằng lại để tích lũy là phù hợp.

Thị trường trong ngắn hạn vẫn có thể tiếp diễn xu hướng tăng điểm nhưng mọi nỗ lực phục hồi ngắn hạn đều mang tính kỹ thuật và hàm chứa rủi ro. Nhà đầu tư ngắn hạn nếu tham gia giai đoạn này chỉ nên duy trì tỷ trọng trung bình. Nhà đầu tư trung, dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục, chờ cơ hội giải ngân thêm khi thị trường tích lũy ổn định trở lại.

Giằng co thăm dò

CTCK Rồng Việt (VDSC): Dự kiến diễn biến giằng co thăm dò sẽ tiếp tục tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch mới (15/11). Tuy nhiên, áp lực cung từ vùng MA(200), vùng quanh 1,115 điểm, vẫn đang hiện hữu và có thể gây rủi ro suy yếu cho thị trường.

Nhà đầu tư nên chậm lại để quan sát trạng thái cung cầu, tạm thời không nên mua đuổi theo các cổ phiếu đã tăng giá mạnh. Hiện tại, có thể tranh thủ khả năng tăng điểm của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu lại danh mục.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 14/11: Hạn chế gia tăng vị thế? (13/11/2023)

>   Góc nhìn tuần 13 - 17/11: Cần thời gian tích lũy để vượt kháng cự 1,100 (12/11/2023)

>   Cơ hội đầu tư nào cho GAS, FMC và ANV? (13/11/2023)

>   VinaCapital: Tăng trưởng EPS doanh nghiệp có thể phục hồi 35% trong quý 4/2023 (11/11/2023)

>   SSI Research: Dòng vốn ETF vẫn tích cực, nhưng mức độ vào ròng sẽ không quá đột biến (10/11/2023)

>   Góc nhìn 10/11: Đà tăng khó duy trì? (09/11/2023)

>   VDSC: Rủi ro giảm sâu của thị trường sẽ được hạn chế trong tháng 11 (09/11/2023)

>   Góc nhìn 09/11: Hạn chế mua đuổi? (08/11/2023)

>   Trở lại danh sách giám sát tiền tệ, Việt Nam cần cải thiện xuất nhập khẩu (08/11/2023)

>   Đối tác chiến lược toàn diện: Cơ hội và thách thức mở ra cho nền kinh tế Việt Nam (09/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật