Thứ Năm, 09/11/2023 17:56

Góc nhìn 10/11: Đà tăng khó duy trì?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index khó duy trì được được tăng liên tục, thay vào đó là áp lực điều chỉnh về quanh vùng 1,100 điểm. Do đó, nhà đầu tư không được mua đuổi bằng mọi giá.

Áp lực điều chỉnh về quanh vùng 1,100 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc cho rằng thị trường vận động khá tốt trong phiên giao dịch 09/11, bất chấp áp lực chốt lời ngắn hạn ngày càng tăng cao. CTCK này nhận định thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng, tuy nhiên, VN-Index nhiều khả năng sẽ chịu áp lực điều chỉnh về quanh vùng 1,100 điểm trong một vài phiên tới để hấp thụ lượng cổ phiếu chốt lời ngắn hạn. Do đó, Aseansc khuyến nghị tập trung theo dõi quá trình vận động của thị trường, nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi, tận dụng các nhịp biến động của VN-Index để cơ cấu lại danh mục.

Đà tăng khó duy trì

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá với việc hình thành mẫu nến shooting star cùng với thanh khoản tăng mạnh khi chỉ số tiếp cận quanh vùng kháng cự 1,120, tương ứng MA200 ngày khiến cho đà tăng điểm tích cực của chỉ số không thể tiếp tục duy trì và đưa trạng thái thị trường vào ngưỡng rủi ro hơn. Với việc xu hướng giảm điểm trong trung hạn vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ gặp áp lực điều chỉnh lớn trở lại tại vùng kháng cự 1,120 và xa hơn tại 1,150.

Nhiều rung lắc trong phiên

CTCK Vietcombank( VCBS): VCBS về góc nhìn kỹ thuật cho rằng lực bán về cuối phiên chiều đã khiến cho VN-Index không giữ được nhịp tăng điểm tốt, hình thành nến dạng Inverted hammer. Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đã ở vùng cao, hình thành đỉnh đầu tiên và bắt đấu suy yếu. Với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn có thể có những rung lắc bật nảy trong phiên nhưng xác suất xuất hiện điều chỉnh ngắn hạn đã gia tăng.

VN-Index sẽ sớm tạo nền tích lũy trung hạn mới

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS xét dưới góc nhìn ngắn hạn nhận định đà hồi phục mạnh đưa VN-Index trở lại trên ngưỡng 1,100 điểm và thoát khỏi trì kéo của nền tích lũy cũ, tuy nhiên nhịp hồi phục này mang tính kỹ thuật bởi VN-Index đã đánh mất xu hướng uptrend đồng thời đà giảm sâu khiến động lực tăng có thể mạnh nhưng không bền. Thị trường vẫn có thể tiếp tục xu hướng hồi phục nhưng sẽ sớm gặp cản ngắn hạn tại 1,150 điểm, SHS cho rằng VN-Index sẽ sớm vận động swing để tạo nền tích lũy trung hạn mới.

Hạn chế mua đuổi bằng mọi giá

CTCK Beta (Beta): Beta theo quan điểm kỹ thuật nhận định, chỉ số VN-Index đang có xác suất cao hình thành xu hướng tăng ngắn hạn khi nằm trên đường MA10 và MA20. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và SAR duy trì tín hiệu tích cực cho xu hướng ngắn hạn hiện tại. Đường MA200 (1.115 điểm) đang đóng vai trò kháng cự, nếu vượt qua điểm kháng cự này cùng với thanh khoản tốt sẽ giúp cho xu hướng dài hạn của thị trường trở lại trạng thái tích cực về mặt kỹ thuật, khi đó kỳ vọng thị trường sẽ thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư tốt hơn. Trong khi đó, vùng 1,090-1,100 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn cho VN-Index.

Ngày 10/11 là phiên giao dịch cuối tuần, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ gia tăng dẫn đến rung lắc mạnh. Nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ sớm vượt qua MA200 mở ra triển vọng tích cực hơn cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối năm. Nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao với tầm nhìn dài hạn có thể tận dụng những dịp rung lắc để xem xét mua tích lũy cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực trong giai đoạn cuối năm 2023 và năm 2024, với định giá hấp dẫn cùng kỳ vọng mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, tuy nhiên nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi bằng mọi giá.

 

Rung lắc

CTCK Tiên Phong (TPS): Thị trường có khả năng sẽ diễn ra các nhịp rung lắc tương tự phiên giao dịch hôm nay (09/11) đặc biệt trong bối cảnh chỉ số đã có mức tăng đáng kể từ hỗ trợ 1,020 điểm . Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn đang ở mức tốt và thể hiện tốt khả năng hấp thụ lực cung trong ngày hôm nay. Do đó, các nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Diễn biến phân hóa

CTCK Rồng Việt (VDSC): Dự kiến diễn biến tranh chấp quanh đường MA(200) sẽ tiếp diễn trong thời gian tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn. Với khả năng tranh chấp là chủ đạo, thị trường sẽ có diễn biến phân hóa khá rõ nét trong thời gian tới. Nhà đầu tư nên chậm lại để quan sát trạng thái cung cầu, tạm thời không nên mua đuổi theo các cổ phiếu đã tăng giá mạnh. Hiện tại, có thể tranh thủ khả năng tăng điểm của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu lại danh mục.

Tận dụng nhịp rung lắc

CTCK Phú Hưng (PHS): Thị trường có thể cần một nhịp rung lắc kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc để tái cơ cấu lại các vị thế ngắn hạn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, kỳ vọng kinh doanh tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Tiép tục xu hướng tăng

CTCK Agribank (Agriseco Research): Xu hướng tăng của thị trường vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Các nhịp rung lắc sẽ là cơ hội để giải ngân khi dòng tiền trở lại thị trường. Agriseco Research khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu mức 70-80% danh mục, ưu tiên nhóm các cổ phiếu bluechip.

Khoảng nghỉ tạo đà trước

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Chỉ số VN-Index hiện tại đang giao dịch quanh đường MA200, thị trường sắp tới dự kiến sẽ có một khoảng nghỉ nhằm tạo đà trước khi quay lại xu hướng tăng.

 

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   VDSC: Rủi ro giảm sâu của thị trường sẽ được hạn chế trong tháng 11 (09/11/2023)

>   Góc nhìn 09/11: Hạn chế mua đuổi? (08/11/2023)

>   Trở lại danh sách giám sát tiền tệ, Việt Nam cần cải thiện xuất nhập khẩu (08/11/2023)

>   Đối tác chiến lược toàn diện: Cơ hội và thách thức mở ra cho nền kinh tế Việt Nam (09/11/2023)

>   Góc nhìn 08/11: Giằng co? (07/11/2023)

>   Maybank: Không loại trừ khả năng NHNN tăng lãi suất chính sách trở lại (07/11/2023)

>   Góc nhìn 07/11: Có áp lực điều chỉnh? (06/11/2023)

>   Có phải nhà đầu tư? (06/11/2023)

>   VNDirect: Định giá thị trường về vùng hấp dẫn cho mục tiêu dài hạn (06/11/2023)

>   Góc nhìn tuần 06 - 10/11: Chờ tín hiệu cụ thể ở vùng 1,065 - 1,085 (05/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật