Thứ Sáu, 17/11/2023 16:01

"Ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ cộng sinh"

TS. Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế chia sẻ dự báo về tình hình hình lãi suất, vĩ mô trong thời gian tới.

Hội thảo "Tháo van tín dụng, khơi thông tăng trưởng" được tổ chức sáng ngày 17/11/2023.

Ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ cộng sinh

Tại Hội thảo "Tháo van tín dụng, khơi thông tăng trưởng", TS. Võ Trí Thành cho biết mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp là cộng sinh, cần chấp nhận rủi ro cùng nhau.

Câu chuyện về đòn bẩy tài chính liên quan đến quản trị dòng tiền, còn ở phía vĩ mô là câu chuyện chính sách, pháp lý.

Thị trường bất động sản hiện đang chiếm 51-52% trong tổng dư nợ nhưng vì sao không đạt được tăng trưởng tín dụng. Cầu thiếu, cơ hội kinh doanh ít. Do đó, doanh nghiệp không muốn vay để tiêu tiền vào mảng này.

Chính phủ đang có 3 giải pháp, trong đó Bộ Xây dựng sửa đổi nghị định, thông tư, pháp lý, quy trình, ví dụ như xử lý các cơ chế vướng mắc. Pháp lý phải thông thì ngân hàng mới có thể xuống tiền.

Câu hỏi đặt ra là khi nào bất động sản hồi sinh? TS. Võ Trí Thành cho rằng kết quả về bất động sản chưa được như kỳ vọng. Nhiều chuyên gia dự báo thời điểm để bất động sản có thể cải thiện rõ nét hơn là sau quý 2/2024. 

Khó hạ lãi suất điều hành thêm

TS. Võ Trí Thành cho rằng thời điểm hiện tại cho đến đầu 2024, việc hạ lãi suất điều hành sẽ khó khăn. Nguyên nhân không nằm ở lạm phát (lạm phát hiện nay khá ổn định), mà vấn đề cơ bản là áp lực tỷ giá.

Việt Nam không thể để VND mất giá, vừa để giữ chỗ cho tỷ giá phát triển, đảm bảo thanh khoản. Nếu tỷ giá mất quá nhiều, không chỉ dòng tiền mà bản thân doanh nghiệp cũng sẽ rất khó khăn. VND sẽ phải chấp nhận mức độ mất giá nhưng không thể quá cao. 

Song, ông Thành cho rằng lãi suất cho vay có thể giảm thêm. Các ngân hàng thương mại có thể bớt ít lợi nhuận và có những gói cho vay với lãi suất thấp hơn để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

“Với bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức, thực sự chúng ta phải chung sức đồng lòng. Nếu hệ thống ngân hàng lành mạnh, hy vọng năm sau Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất điều hành thêm chút nữa. Ở thời điểm này, chúng ta chỉ có thể cố gắng giữ mức lãi suất điều hành như hiện tại, dù áp lực tỷ giá vẫn còn. Các ngân hàng thương mại có thể giảm lãi suất theo các gói ưu đãi của Chính phủ chỉ đạo", TS. Võ Trí Thành chia sẻ.

Ngân hàng phải bỏ nhiều công sức tìm kiếm doanh nghiệp tốt

Trong khi đó, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp HDBank khẳng định lãi suất cho vay hiện đã thấp hơn các tháng trước từ 2-2.5%, dù dòng cho vay của các ngân hàng cuối năm khó tạo ra lợi nhuận cho nhà băng nhưng phía ngân hàng cố gắng tạo dòng tiền cho doanh nghiệp vay.

Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại đang rất dồi dào, lãi suất cho vay đã giảm khá nhiều, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Do đó, các ngân hàng phải tìm doanh nghiệp tốt trong giai đoạn hiện tại.

Về phía HDBank, ông Phương cho biết ngân hàng đang có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thực hiện hồ sơ, thủ tục để các doanh nghiệp tiếp cận các gói vay ưu đãi.

Ông Nguyễn Văn Bách - Trưởng ban Chính sách Tín dụng Agribank cho biết trong năm 2023, Agribank đã triển khai 8 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên và tiêu dùng cá nhân với quy mô gần 200,000 tỷ đồng. Mức lãi suất thấp hơn từ 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thường; trong đó, mức lãi suất cho vay được áp dụng thấp nhất là 3%/năm. Đặc biệt, đối với khách hàng doanh nghiệp, Agribank triển khai năm chương trình với quy mô 165,000 tỷ đồng.

Ngân hàng chia ra các chương trình đối với khách hàng doanh nghiệp như: Xuất nhập khẩu, tiêu dùng, đầu tư để triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp.

Về vấn đề lãi suất, tính đến tháng 10/2023, Agribank đã có 7 lần giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 1.3-4%/năm tùy từng lĩnh vực; lãi suất cho vay trung dài hạn giảm từ 0.3-1.5%/năm.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 17/11: Tiếp tục giằng co tích luỹ? (16/11/2023)

>   Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài (16/11/2023)

>   Góc nhìn 16/11: Rung lắc mạnh phiên đáo hạn phái sinh? (15/11/2023)

>   Góc nhìn 15/11:  Vùng cân bằng mới ở 1,100-1,150? (14/11/2023)

>   Góc nhìn 14/11: Hạn chế gia tăng vị thế? (13/11/2023)

>   Góc nhìn tuần 13 - 17/11: Cần thời gian tích lũy để vượt kháng cự 1,100 (12/11/2023)

>   Cơ hội đầu tư nào cho GAS, FMC và ANV? (13/11/2023)

>   VinaCapital: Tăng trưởng EPS doanh nghiệp có thể phục hồi 35% trong quý 4/2023 (11/11/2023)

>   SSI Research: Dòng vốn ETF vẫn tích cực, nhưng mức độ vào ròng sẽ không quá đột biến (10/11/2023)

>   Góc nhìn 10/11: Đà tăng khó duy trì? (09/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật