Thứ Ba, 03/10/2023 18:22

Bài cập nhật

Góc nhìn 04/10: Chưa hình thành đáy ngắn hạn?

Dưới góc nhìn ngắn hạn, SHS nhận định thị trường tiếp tục trong nhịp điều chỉnh mạnh và chưa hình thành đáy ngắn hạn để hồi phục. Ngưỡng hỗ trợ gần của chỉ số là quanh vùng 1,105 điểm, kháng cự quanh vùng 1,135 điểm.

Kỳ vọng chững lại đà giảm

CTCK Tiên Phong (TPS): Hiện tại, hỗ trợ gần nhất của thị trường là đường SMA 200 ngày (quanh mức 1,100 điểm) được kỳ vọng sẽ giúp thị trường chững lại đà giảm. Bởi lẽ, đây là kháng cự quan trọng có ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn của thị trường. Do đó, nếu hỗ trợ này bị phá vỡ thị trường khả năng cao sẽ lùi về các mức hỗ trợ sâu hơn.

Sớm thu hẹp đà giảm

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm trong phiên kế tiếp (04/10) và chỉ số VN-Index có thể sớm thu hẹp đà giảm về cuối phiên quanh mức 1,118 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao, nhưng các chỉ báo kỹ thuật giảm sâu vào vùng quá bán, nhiều cổ phiếu đã giảm về lại mức thấp nhất trong phiên 27/09/2023 cho nên áp lực bán có thể sẽ còn gia tăng trong đầu phiên giao dịch kế tiếp.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể dừng bán và nếu thị trường hồi phục nhẹ trong phiên 04/10 thì các nhà đầu tư có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thì vẫn nên đứng ngoài thị trường.

Giảm về khu vực 1,100-1,110

CTCK Vietcombank (VCBS): Theo thang đo Fibonacci mở rộng, nếu áp lực tiếp tục đè nặng, VN-Index hoàn toàn có thể giảm về khu vực 1,100-1,110.

VCBS  khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động nâng cao tỉ trọng tiền mặt, chỉ duy trì tỉ trọng cổ phiếu từ 10-20% tài khoản, cơ cấu thu gọn lại danh mục, bán giảm những cổ phiếu đã có xu hướng đánh mất vùng hỗ trợ.

Duy trì quán tính giảm điểm

CTCK Asean (Aseansc): Xu hướng giảm của thị trường chung đang trở nên rõ rệt hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hồi phục chậm. Aseansc cho rằng nhiều khả năng VN-Index sẽ duy trì quán tính giảm điểm trong đầu phiên giao dịch tới (04/10), tuy nhiên những tín hiệu hồi phục sẽ dần xuất hiện khi chỉ số tiệm cận ngưỡng 1,100 điểm.

Nhà đầu tư cẩn trọng quan sát thị trường, không nên bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá, giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (20-40%) khi rủi ro ngắn hạn gia tăng và giữ danh mục tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt.

Mở rộng đà giảm điểm

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Mặc dù chỉ số có thể cho phản ứng hồi phục tại điểm đỡ tiếp theo quanh 1,080 (+-10) nhưng rủi ro mở rộng đà giảm điểm sau đó vẫn ở mức cao. Sau khi bán giảm tỷ trọng trong những phiên hồi phục, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục hạ vị thế nắm giữ xuống mức thấp tại những nhịp hồi phục sớm.

Giảm tiếp xuống ngưỡng 1,100

CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên giao dịch tới, thị trường có thể theo quán tính giảm tiếp xuống ngưỡng 1,100 hoặc thậm chí xa hơn. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng.

Kiểm định hỗ trợ tại 1,100-1,105

CTCK Vietcap (VCSC): Dự báo ngày mai (04/10), VN-Index sẽ tiếp tục quán tính giảm để kiểm định hỗ trợ của đường MA200 tại 1,100-1,105 điểm. VCSC kỳ vọng hỗ trợ quan trọng này sẽ thúc đẩy lực mua gia tăng từ vùng giá thấp để đối trọng với lực bán ra.

Nếu thế cân bằng được thiết lập, VN-Index có khả năng sẽ hồi phục về cuối ngày hoặc ở phiên sau đó với ngưỡng kháng cự hiện nằm tại 1,135-1,140 điểm. Ở kịch bản xấu nếu VN-Index tiếp tục rơi mạnh xuống dưới mốc 1,100 điểm, chỉ số sẽ phát tín hiệu bước vào thị trường giá xuống (Bear Market).

Vùng 1,100 điểm sẽ là vùng hỗ trợ cứng

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Thị trường tạo gap giảm điểm và đóng cửa với nến Marubozu cho thấy lực bán mạnh mẽ xảy ra trong phiên. Trong dài hạn đường cạnh dưới của kênh giá dài hạn được hình thành từ tháng 10/2022 sẽ đóng vai trò hỗ trợ với thị trường. Ngoài ra đường MA200 ở vùng 1,100 điểm sẽ là vùng hỗ trợ cứng để duy trì xu hướng tăng trưởng dài hạn.

Kiểm tra lại nguồn cung

CTCK Rồng Việt (VDSC): Có khả năng quán tính giảm giá vẫn còn trong phiên giao dịch tiếp theo (04/10) và kiểm tra vùng MA(200), vùng 1,105 điểm. Dự kiến dòng tiền hỗ trợ sẽ có động thái tăng tại vùng hỗ trợ này và giúp thị trường hồi phục kỹ thuật để kiểm tra lại nguồn cung.

Nhà đầu tư cần quan sát động thái của dòng tiền tại vùng hỗ trợ, có thể cân nhắc mua ngắn hạn tại một số cổ phiếu có cơ bản tốt đã lùi về nền hỗ trợ trước đó. Tuy nhiên vẫn cần cân nhắc khả năng hồi phục của thị trường để cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Vùng 1,100-1,107 sẽ đóng vai trò hỗ trợ

CTCK BETA: Vùng 1,100-1,107 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong thời gian tới, vùng này có vai trò hỗ trợ cho xu hướng tăng dài hạn nên cần quan sát kỹ, trong khi vùng 1,150-1,160 điểm sẽ là vùng kháng cự khi thị trường hồi phục trở lại.

Mặc dù chỉ số vẫn đang trong xu hướng giảm nhưng trong khu vực hiện nay, đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh khả quan giai đoạn cuối năm thì nhà đầu tư cân nhắc không nên bán ra bằng mọi giá nếu không bị áp lực tài chính. Nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu thấp có thể xem xét tận dụng cơ hội tích lũy dần cổ phiếu của những doanh nghiệp có nền tảng tốt và có triển vọng kinh doanh khả quan trong thời gian tới cho mục tiêu trung dài hạn khi mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm.

Chưa hình thành đáy ngắn hạn

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Xét dưới góc nhìn ngắn hạn thị trường tiếp tục trong nhịp điều chỉnh mạnh và chưa hình thành đáy ngắn hạn để hồi phục. Biên độ điều chỉnh mạnh khiến rủi ro trong ngắn hạn tăng cao mặc dù thị trường hoàn toàn có các nhịp hồi kỹ thuật. Ngưỡng hỗ trợ gần của chỉ số là quanh vùng 1,105 điểm, kháng cự quanh vùng 1,135 điểm.

Thị trường trong ngắn hạn đang đối diện nhiều rủi ro mặc dù có thể có những nỗ lực hồi phục ngắn hạn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng thấp, quản trị rủi ro danh mục và tranh thủ các nhịp hồi phục nếu có để hạ tỷ trọng xuống mức an toàn. Nhà đầu tư trung, dài hạn đã mua vào từ đầu sóng tiếp tục nắm giữ danh mục và theo dõi thêm diễn biến thị trường.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   TTCK Việt Nam chỉ trải qua có 3 lần định giá hấp dẫn như hiện nay (03/10/2023)

>   Góc nhìn 03/10: Tiếp tục áp lực điều chỉnh (02/10/2023)

>   Góc nhìn tuần 02 - 06/10: Vùng 1,120 vẫn là hỗ trợ quan trọng (01/10/2023)

>   Cổ phiếu VTP, IDC và BCG có tích cực? (02/10/2023)

>   VN-Index có thể lên 2,300 - 2,500 điểm nếu thị trường được nâng hạng (29/09/2023)

>   Góc nhìn 29/09: Vẫn chưa tạo đáy? (28/09/2023)

>   Khơi thông kênh cấp vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu (28/09/2023)

>   Chính sách tiền tệ khó đảo chiều, chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn hơn vàng, bất động sản, tiết kiệm (27/09/2023)

>   Góc nhìn 28/09: Hạn chế mua đuổi? (27/09/2023)

>   Chứng khoán điều chỉnh sẽ hút vốn đầu tư từ vàng, trái phiếu và bất động sản (27/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật