Thứ Ba, 03/10/2023 15:40

TTCK Việt Nam chỉ trải qua có 3 lần định giá hấp dẫn như hiện nay

Hội nghị Nhà đầu tư năm 2023 do VinaCapital tổ chức đã điễn ra vào sáng ngày 03/10/2023. Tại đây, bà Nguyễn Hoài Thu – Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Chứng khoán VinaCapital nhìn nhận thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ở mức rẻ nhất trong 10 năm.

Quan cảnh Hội nghị Nhà đầu năm 2023. Ảnh: VinaCapital

Mở đầu phần trình bày, bà Thu cho biết trong vòng 4 năm qua từ COVID-19, TTCK có 3 năm (bao gồm năm 2023) là đi lên và 1 năm đi xuống là năm 2022 với mức giảm khá đáng kể do các vấn đề trên thế giới cũng như của Việt Nam.

Năm nay, thị trường đã hồi phục sau khi đã xuống tới mức đáy trong nhiều năm vào cuối năm ngoái. Từ đầu năm cho đến giờ, thị trường đã tăng khoảng 15%. Bà Thu cho biết VinaCapital nhìn nhận mức định giá của thị trường vào lúc này được coi là khá hấp dẫn.

Trong vòng 10 năm qua, TTCK Việt Nam chỉ trải qua có 3 lần định giá (kể cả P/E hay P/B) ở mức hấp dẫn như hiện nay”, bà nói.

Lần đầu tiên vào năm 2015, trong bối cảnh có những căng thẳng địa chính trị tại Biển Đông. Sau đó là năm 2020, thời điểm diễn ra dịch COVID-19, thị trưởng giảm rất mạnh và cũng tăng rất nhanh. Hiện tại, thị trường cũng đang ở vùng định giá hấp dẫn, cả tính theo trung bình 5 năm hay 10 năm.

So với các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, định giá TTCK Việt Nam cũng ở mức hấp dẫn hơn. P/E dự phóng năm 2024 của thị trường Việt Nam ở mức 8.8 lần, rẻ nhất trong khu vực. Nếu so sánh mức chiết khấu định giá trong chu kỳ dài hơn, thì hiện tại TTCK Việt Nam đang có mức cao nhất trong 10 năm qua.

Về mặt lợi nhuận, VinaCapital đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, mức tăng trưởng quanh 0.6%. Trong đó, tăng trưởng âm ở nhiều lĩnh vực như hàng hóa tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, nguyên liệu. Do đó, mặc dù các ngành khác có mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể như ngành IT, ngành ngân hàng (+12%), hay ngành y tế (+20%) cũng chỉ đủ bù đắp cho mức tăng trưởng âm lợi nhuận của các ngành khác.

Mặc dù tăng trưởng lợi nhuận không quá hấp dẫn trong năm 2023, nhưng thị trường đã đi qua đáy lợi nhuận (quý 4/2022). Hiện tại, tất cả các ngành đều có mức hồi phục lợi nhuận khá tốt, nhất là ngành tài chính và công nghệ, còn các ngành khác cũng đã về mức trước COVID-19.

Kỳ vọng lợi nhuận của chúng tôi cho nửa sau năm 2023 là tốt hơn so với nửa đầu năm 2023 cũng như so với cùng kỳ năm trước, nhấn mạnh một lần nữa đáy đã qua”, bà Thu cho biết.

Năm 2024 sẽ là năm lợi nhuận các doanh nghiệp hồi phục tốt, từ 9-56% trải dài cho các ngành ngành nghề. Nhìn tổng thể toàn thị trường dựa trên rổ phân tích của VinaCapital thì ước tính tăng trưởng cả năm 2024 ở mức 25%.

Vị chuyên gia cũng dẫn số liệu từ Bloomberg để so sánh mức tăng trưởng của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, thì tăng trưởng của Việt Nam là ấn tượng nhất.

Chủ đề đầu tư VinaCapital quan tâm giai đoạn 2023-2024

Chuyển đổi số (bao gồm tích hợp hệ thống, trí tuệ nhân tạo, dịch vụ Internet và dữ liệu số) là chủ đề đầu tiên được vị chuyên gia cho biết khi nói về chủ đề đầu tư cho giai đoạn 2023 – 2024. Đây là chủ đề đã diễn ra trong nhiều năm và rất tích cực.

Thứ hai là nhóm ngành được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp (ngân hàng, chứng khoán, khu công nghiệp).

Đối với ngành ngân hàng, trong môi trường lãi suất thấp như hiện tại sẽ giúp cho ngân hàng hồi phục lại. Bên cạnh đó, khi lãi suất thấp, thay vì gửi tiết kiệm, nhà đầu tư có thể đi đầu tư chứng khoán, làm cho thanh khoản thị trường tăng lên; điều này có lợi cho ngành chứng khoán. Đối với các khu công nghiệp, họ phải tận dụng lợi thế từ việc vay vốn ngân hàng để thu gom quỹ đất.

Thứ ba là nhóm hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế. VinaCapital dự báo nhu cầu phục hồi của quốc tế, dẫn đến các mảng xuất khẩu hồi phục trong năm nay. Từ đó, giúp cho kinh tế hồi phục, kéo theo nhu cầu nội địa hồi phục – chủ đề thứ tư.

Với chủ đề thứ tư này, VinaCapital ưa thích ngành bán lẻ, ngành cảng biển và một số công ty xuất khẩu (liên quan đến sự hồi phục nhu cầu quốc tế).

Ngành cuối cùng là dầu khí, do Chính phủ đang thúc đẩy những dự án rất lớn, bao gồm dự án Lô B – Ô Môn. Ngoài ra, giá dầu hiện tại giá dầu cũng rất hấp dẫn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Về yếu tố rủi ro được chia thành rủi ro ngoài nước và trong nước. Yếu tố bên ngoài như kinh tế toàn cầu có thể vẫn còn những điểm bất định, môi trường khó khăn có thể kéo dài lâu hơn dự báo; Fed duy trì chính sách lãi suất cao hơn so với dự báo của các nhà phân tích và cuối cùng là căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang.

Trong nước là rủi ro đáo hạn nợ trái phiếu doanh nghiệp, VinaCapital chưa thấy rõ ràng khả năng trả nợ các doanh nghiệp (trong đó có một số nhà phát triển bất động sản); sự hồi phục thị trường bất động sản cần nhiều thời gian hơn; áp lực lạm phát do giá dầu và giá lương thực, dẫn đến những thay đổi về chính sách; và áp lực tỷ giá.

Về TTCK, chúng tôi dự báo trong ngắn hạn sẽ còn tiếp tục có những phiên tăng/giảm, hoặc có nhiều biến thiên trong mức lợi nhuận của TTCK, đó là điều bình thường và dễ hiểu sau khi thị trường đã tăng được trong rất nhiều tháng ở mức tăng rất tốt”, vị chuyên gia giải đáp khi được hỏi về diễn biến tiêu cực của TTCK trong thời gian gần đầy.

Sau một thời gian dài TTCK tăng trưởng, cần có những điều chỉnh trong ngắn hạn để đi tiếp”, bà nói thêm.

Về mặt dài hạn, Việt Nam có vị thế tốt trong chu kỳ phát triển kinh tế dài hạn, tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 theo VinaCapital dự phóng là 25% và mức định giá rẻ nhất trong 10 năm cũng như so với khu vực. Bà Thu khuyên các nhà đầu tư dài hạn không nên quá lo lắng.

Sự dao động trong tâm lý của nhà đầu tư cá nhân – hiện chiếm trên 90% của TTCK, cũng là yếu tố khiến cho biến thiên thị trường có thể diễn ra và diễn ra rất mạnh. Nhưng theo bà Thu là không quá đáng ngại.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 03/10: Tiếp tục áp lực điều chỉnh (02/10/2023)

>   Góc nhìn tuần 02 - 06/10: Vùng 1,120 vẫn là hỗ trợ quan trọng (01/10/2023)

>   Cổ phiếu VTP, IDC và BCG có tích cực? (02/10/2023)

>   VN-Index có thể lên 2,300 - 2,500 điểm nếu thị trường được nâng hạng (29/09/2023)

>   Góc nhìn 29/09: Vẫn chưa tạo đáy? (28/09/2023)

>   Khơi thông kênh cấp vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu (28/09/2023)

>   Chính sách tiền tệ khó đảo chiều, chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn hơn vàng, bất động sản, tiết kiệm (27/09/2023)

>   Góc nhìn 28/09: Hạn chế mua đuổi? (27/09/2023)

>   Chứng khoán điều chỉnh sẽ hút vốn đầu tư từ vàng, trái phiếu và bất động sản (27/09/2023)

>   Góc nhìn 27/09: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh? (26/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật